Công tác thú y đóng góp quan trọng vào phát triển chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Yên Bái đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng xoá đói, giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.

Chăn nuôi trâu bò ở vùng đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình.
Chăn nuôi trâu bò ở vùng đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình.

Từ một tỉnh có phương thức chăn nuôi gia súc mang nét tập quán cũ, thì nay đã có hàng ngàn hộ dân, chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đàn gia súc, gia cầm ngày một tăng và phát triển từ vùng thấp đến vùng cao. Đạt được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo, đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực của hàng vạn hộ dân và trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành thú y Yên Bái.

Một trong những đóng góp được đánh giá cao của ngành là đã đẩy mạnh việc đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và phòng trừ bệnh dịch. Việc nuôi bò phát triển mạnh, song do giống bò chủ yếu là giống địa phương "bò dé", thể trạng nhỏ, không đảm bảo sức kéo, giá trị kinh tế, người dân không có điều kiện kinh tế đầu tư mua giống bò lai về nuôi, Chi cục Thú y đã xây dựng chương trình cải tạo đàn bò bằng giải pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo  và cho nhân giống trực tiếp giữa bò đực Sind F1 với bò địa phương đã nâng cao tầm vóc, năng suất thịt, sữa. Từ đó đã cải tạo cơ bản đàn bò địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.

Chương trình nhân giống lợn Móng Cái, nạc hóa đàn lợn đã tạo một phong trào rộng khắp trong nhân dân... Lực lượng thú y Yên Bái còn làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất dịch bệnh trong chăn nuôi. Bệnh dịch tả trâu, bò đã gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi với việc bình quân hàng năm dịch bệnh này đã làm chết từ 10-15% tổng đàn, nhất là ở các huyện vùng cao.

Bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình, lực lượng thú y đã từng bước khống chế dịch bệnh và từ nhiều năm nay toàn tỉnh không còn dịch bệnh. Bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng rất nguy hại với đàn lợn và năm 1993 toàn tỉnh có 315 ổ dịch làm gần 9 ngàn con lợn bị ốm và đã có gần 5 ngàn con chết; năm 1995 có 258 ổ dịch làm 2 ngàn con chết. Các cán bộ thú y đã đi đến từng thôn, bản vận động nhân dân cách phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng hàng năm đạt tỷ lệ cao. Nhờ vậy, đã cơ bản khống chế dịch bệnh ở vùng thấp, còn vùng cao tuy vẫn phát sinh dịch song ở diện hẹp và giảm thiệt hại từ 4-5 lần so với trước đây.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải, người dân vẫn chưa quên bệnh viêm phổi truyền nhiễm của ngựa, chỉ trong vòng ba năm 1996-1998 đã làm chết trên 1 nghìn con ngựa. Bệnh dịch phát sinh ở tất cả 14/14 xã, thị trấn trong huyện và tỉnh, huyện đã sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị, phòng bệnh song vẫn không tìm ra được thuốc đặc hiệu, việc chữa trị giá thành quá cao khi đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn.

Không bó tay trước dịch bệnh hoành hành, lực lượng thú y đã dày công nghiên cứu triệu chứng bệnh dịch, căn nguyên gây bệnh... đã tìm ra thuốc đặc trị và tự điều chế ra vác-xin tiêm phòng bệnh đạt 80% không mắc bệnh, hạn chế lây lan nhiễm bệnh.

 Không dừng lại ở đó, cán bộ thú y còn xây dựng Đề tài "Thử nghiệm Vac-xin Newcastl chịu nhiệt phòng bệnh cho gà tại các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải"; đề tài "Thực trạng và giải pháp phòng trừ bệnh sán lá gan trâu, bò vùng quanh hồ Thác Bà"... được đánh giá cao và ứng dụng tốt trong thực tiễn.

Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn xuất hiện dịch lở mồm long móng ở gia súc, cúm gia cầm... là những dịch bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị, phòng bệnh đặc hiệu, do vậy ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, lực lượng thú y đã tiến hành khoanh vùng, tiêu hủy dập dịch hiệu quả không để bùng phát triển diện rộng, tổ chức tiêm vác-xin phòng bệnh đạt trên 95% cho gia súc, gia cầm, tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó công tác kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm cũng không ngừng được nâng cao. Cơ bản gia súc, gia cầm lưu thông trên thị trường được kiểm soát, nhờ vậy dịch bệnh đã được kiềm chế, an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Chi cục thú y đã chú trọng đào tạo, phát triển lực lượng thú y viên, thôn bản rộng khắp, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi của tỉnh.

Bằng những đóng góp của mình, ngành thú y đã đưa đàn gia súc gia cầm trong tỉnh phát triển mạnh. Tổng đàn trâu 109.500 con, bò 37.200 con, lợn 354 ngàn con, đàn gia cầm luôn ổn định ở mức 2,6 triệu con. Chăn nuôi đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

P.V  

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục