Chỉ đạo hỏa tốc: Không có hóa đơn điện tử, cửa hàng xăng dầu phải đóng cửa

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/3/2024 | 7:28:42 AM

Ngày 18-3, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử với doanh nghiệp xăng dầu đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử với doanh nghiệp xăng dầu đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn.

Công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ngành tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định lập và phát hành hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem xét xử lý nếu không thực hiện hóa đơn điện tử đến ngày 31-3

Đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách hàng theo từng lần bán hàng và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

Bộ cũng đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng. 

Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31-3 nếu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

Sở công thương các địa phương cũng được đề nghị đôn đốc, giám sát các thương nhân kinh doanh xăng dầu chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu; lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử. 

Các sở cần theo dõi chặt chẽ cân đối cung - cầu mặt hàng xăng dầu không để xảy ra tình trạng cửa hàng xăng dầu dừng bán gây thiếu hụt nguồn cung cục bộ trên địa bàn.

Các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu được yêu cầu thực hiện nghiêm công điện và các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương về vấn đề này.

Trong đó lưu ý cần chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ, cung cấp dữ liệu theo quy định.

Mới khoảng 50% thực hiện hóa đơn điện tử?

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Các bộ ngành và địa phương được giao đôn đốc, kiểm tra việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thủ tướng giao các lực lượng chức năng phải xem xét xử lý với trường hợp không áp dụng hóa đơn điện tử đến hết ngày 31-3, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến ngày 26-2, cả nước đã có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử đối với từng lần bán hàng theo quy định.

So với thời điểm 1-12-2023, số lượng thực hiện đã tăng thêm 5.849 cửa hàng. Nhiều địa phương có tỉ lệ triển khai đạt cao như Bắc Ninh (100%), Đắk Lắk (97%), Thanh Hóa (95%), Yên Bái (91%), Nam Định (89%), Hà Nội (88%), Hải Dương (88%)…

Tuy vậy, so với tổng số lượng cửa hàng xăng dầu trên cả nước hiện nay là 14.000 cửa hàng, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu lắp đặt hóa đơn điện tử vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

(Theo TTO)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục