Tiếp tục đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2024 | 8:10:26 AM

YênBái - Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp sáng tạo của tuổi trẻ tỉnh Yên Bái đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và cơ sức lan tỏa rộng khắp. Khởi nghiệp không đơn thuần là lập nghiệp mà là sự đổi mới, sáng tạo, khát vọng vươn lên, làm giàu của tuổi trẻ;qua đó, góp phần thay đổi tư duy nhận thức về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Yên Bái thăm mô hình “Vườn đào hữu cơ” sử dụng
chế phẩm EMIC giúp bảo vệ môi trường ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn Yên Bái thăm mô hình “Vườn đào hữu cơ” sử dụng chế phẩm EMIC giúp bảo vệ môi trường ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái Hà Đức Hải cho biết: Hiện nay, thanh niên Yên Bái (từ 16 - 30 tuổi) có trên 185 nghìn người, chiếm khoảng gần 22% dân số toàn tỉnh, trong đó thanh niên trực tiếp tham gia lao động chiếm 76%, tương đương 27,1% tổng số lao động toàn tỉnh. Trong năm 2023, các cấp bộ Đoàn đã xây dựng 9 mô hình du lịch văn hóa cộng đồng, 24 mô hình thanh niên khởi nghiệp, thành lập 92 tổ hợp tác, 13 hợp tác xã, 15 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ.

Tỉnh đoàn Yên Bái xác định, đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp và phát huy vai trò tiên phong của thanh niên trong chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, các cấp bộ Đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát huy thế mạnh của mình, phù hợp với tình hình, đặc điểm và nhiệm vụ chính trị từng địa phương. 

Cũng theo Bí thư Hải, trong thời gian qua, Tỉnh đoàn đã phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức hội tổ chức thành công Cuộc thi ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp tỉnh Yên Bái lần thứ II - III, thu hút trên 400 ý tưởng, dự án khởi nghiệp; hỗ trợ 20 dự án tham gia Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” do Trung ương Đoàn phát động; trong đó có 8 dự án vào vòng bán kết, 2 dự án vào vòng chung kết, 1 dự án đạt giải Ba toàn quốc năm 2022…

Cùng ý tưởng khởi nghiệp từ các cuộc thi đã và sẽ phát triển trong tương lai thì hiện thực nhất trong nhiều năm qua phải kể đến phong trào lập thân, lập nghiệp trong thanh niên, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Anh Phạm Văn Chiến - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất dược liệu Thanh Sơn, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm cao đặc cà gai leo trên thị trường toàn quốc với doanh thu 300 triệu đồng/năm. Sản phẩm cao đặc cà gai leo đã được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021.

"Chúng tôi chuyên cung ứng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan như: bột cà gai leo, cao cà gai leo, lá và rễ cà gai leo với tổng diện tích vùng nguyên liệu trên 10 ha tại 4 xã: Đông An, Đông Cuông, Mậu Đông, Xuân Ái và đã được cấp chứng chỉ sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện, HTX đang tạo việc làm trên 15 lao động là thanh niên trong xã với mức lương trung bình từ  5- -7  triệu đồng/người/ tháng", anh Chiến nói. Bí thư "cà gai leo" Phạm Văn Chiến cũng là 1 trong 57 cá nhân trong cả nước được Trung ương Đoàn trao Giải thưởng Lương Định Của năm 2021.

Không chỉ tuổi trẻ ở vùng thấp dám mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế mà giờ đây nhiều mô của thanh niên vùng dân tộc thiểu số, bằng ý chí và nghị lực đã nỗ lực vươn lên lập thân làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Điển hình như: Giám đốc trẻ Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hello Mù Cang Chải Giàng A Dê với mô hình du lịch cộng đồng cho thu nhập ổn định trên 30 triệu đồng/tháng; Homestay của Thào A Su, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; Sùng A Dâu ở thôn Làng Ca, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn mạnh dạn đầu tư mô hình trồng cây ăn quả và cây sa nhân, quế với diện tích trên 10 ha; Giàng A Thành ở bản Dào Xa, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải đầu tư trồng hoa địa lan trần mộng, thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm…


Homestay của Thào A Su, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải thu hút rất nhiều đoàn viên thanh niên đến thăm quan, học tập

Tuy nhiên đây vẫn là tỉ lệ ít ỏi khi thực tế, trong số mô hình thanh niên khởi nghiệp được triển khai thời gian qua chỉ có khoảng hơn 15- 20% thành công, số còn lại vẫn đang mày mò tìm lại hướng đi.

Nguyên nhân của tình trạng này do hầu hết các đoàn viên thanh niên khi bắt tay vào khởi nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn để hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, các bạn trẻ chưa được tin tưởng để tiếp sức, hỗ trợ một cách tích cực từ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ phía gia đình và các tổ chức đoàn thể khác.

Dẫu biết rằng, thời gian qua, thông qua nguồn vốn ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Đoàn thanh niên quản lý đã giúp đỡ hàng trăm thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, với tổng dư nợ ủy thác đạt trên 800 tỷ đồng... nhưng hầu hết các mô hình có quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. 

Nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn đó của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, thực hiện có hiệu quả chủ đề Tháng thanh niên 2024 "Thanh niên Yên Bái xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, đặc biệt "Tuổi trẻ sáng tạo xây dựng đất nước”, hơn bao giờ hết, các cấp uỷ, các cơ sở Đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, trong đó chú trọng chỉ đạo triển khai có hiệu quả "Đề án hỗ trợ phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025” và Chương trình "Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp” theo hướng thành lập và phát huy tốt vai trò tổ tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thanh niên trong quá trình khởi nghiệp; thành lập các câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế ở cơ sở để tuổi trẻ cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức làm ăn, giúp nhau về vốn, lao động...

Cùng với đó, tăng cường tạo môi trường tìm kiếm, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, đặc biệt tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với các mô hình phát triển kinh tế để tạo nên chuỗi liên kết trong sản xuất, kinh doanh; triển khai các giải pháp phát triển năng lực khởi nghiệp cho thanh niên, tham gia kiến tạo môi trường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển đất nước trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 

"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Tin rằng, bằng những suy nghĩ và hành động cụ thể, thiết thực cùng sự năng động của tuổi trẻ Yên Bái đang đi đầu trong phong trào lập nghiệp trên quê hương sẽ tiếp tục khơi dậy tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Văn Tuấn

Tags Yên Bái khởi nghiệp thanh niên mô hình du lịch Mù Cang Chải cây ăn quả cây sa nhân

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục