Trung tâm thủy sản Yên Bái:

Đẩy mạnh quản lý phát triển thủy sản trong khu vực

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong những năm trở lại đây, trước nhu cầu về chăn nuôi thuỷ sản từ vùng thấp đến vùng cao có chiều hướng tăng nhanh, điển hình là các huyện: Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ...

Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, Trung tâm Thủy sản đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng KHKT sản xuất được nhiều loại cá giống như cá rô phi đơn tính, cá chép lai, chim trắng, cá chiên, ba ba gai..., hiện nay đang tiếp tục đưa vào nuôi mô hình cá lóc bông, cá vược rô... có năng suất, chất lượng tốt, mở ra triển vọng lớn phát triển thuỷ sản.

Yên Bái là tỉnh miền núi, song diện tích nuôi trồng thuỷ sản rất lớn với trên 22.000 ha mặt nước (riêng hồ Thác Bà chiếm trên 19.000 ha). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản thành một nghề có thu nhập cao. Hàng năm tổng sản lượng thuỷ sản trong tỉnh ước đạt 4.200 đến 4.500 tấn cá các loại, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 3.000 tấn và sản lượng khai thác đạt 1.200 tấn. Lượng cá thu hoạch hàng năm không những cung ứng cho địa bàn trong tỉnh mà nhiều tư thương còn vận chuyển về các tỉnh, thành: Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương...

Trước thực tế của nhiều hộ dân muốn phát triển kinh tế theo hướng nuôi trồng thuỷ sản, hàng năm, Trung tâm Thủy sản đã chủ động lên kế hoạch tập huấn chuyển giao KHKT mỗi năm từ 35 đến 40 lớp ở tất cả 9/9 huyện, thị, thành phố với gần 2.000 người tham gia học tập. Nội dung tập huấn dưới nhiều dạng như: tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật trên  Báo Yên Bái, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh...

Năm 2006, Trung tâm đã xây dựng được 12 mô hình trình diễn với cách hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá ở ao với các giống cá mới( cá chép lai, chim trắng) và 3 mô hình nuôi cá chép lai + rô phi đơn tính trong ao với quy mô 2 ha, kỹ thuật nuôi cá chiên trong lồng 70m3... Trong 8 tháng đầu năm, Trung tâm đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông các huyện, thị, thành phố mở được 15 lớp tập huấn  với  sự tham gia của 450 hộ.

Trao đổi với chúng tôi về công tác khuyến ngư của Trung tâm, ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc Trung tâm cho biết: Công tác khuyến ngư bao gồm từ tập huấn KHKT đến thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình kể cả trợ giá thuốc phòng... Đối với vùng thấp các gia đình có ao thì cơ bản nắm được cách chăm sóc và phòng bệnh, còn đối với bà con ở vùng cao đa phần phải xây dựng mô hình trình diễn, cách truyên truyền cũng yêu cầu phải tỉ mỉ hơn dưới dạng "cầm tay chỉ việc".

Trong năm 2007 này, Trung tâm vẫn đang thực hiện mô hình nuôi cá xen lúa chủ yếu cho huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, ngoài ra còn mô hình nuôi lươn giống với khoảng 1.200 con; mô hình nuôi cá chép lai diện tích 2 ha ao của 23 hộ dân tại 5 xã thuộc huyện Yên Bình; mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm trong ao với diện tích 500m2 tại huyện Trấn Yên và Yên Bình. Đặc biệt trong năm nay, Trung tâm đang đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá lóc bông và cá vược rô, giống cá này do Công ty Giống thủy sản Hải Phòng cung cấp. Riêng cá vược rô con giống nhập về có chiều dài 4 đến 6 cm/con cho nuôi tại 5 hộ thuộc xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Về vốn, Nhà nước hỗ trợ 60% con giống và 40% thức ăn. Đây là loại cá mới đưa vào nuôi, thực tế ở Hải Phòng nuôi sau 1 năm trọng lượng đạt từ 1,2 đến 1,5 kg/con, với giá thị trường 80 ngàn đồng/ kg. Ngoài công tác khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, năm 2007 này, 2 trại cá giống Văn Chấn và Đông Lý có trách nhiệm sản xuất khoảng 100 triệu con cá bột các loại và 20 triệu con cá hương. Lượng cá trên ngoài việc cung ứng theo nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh, hàng năm Trung tâm còn thả cá bổ sung nguồn lợi thuỷ sản cho hồ Thác Bà trị giá 200 đến 300 triệu đồng...

 Hiện nay công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà đang gặp phải không ít khó khăn. Đó là, trong tổng số 170 thuyền thường xuyên đánh bắt cá, tôm trên hồ thì chỉ có 97 thuyền được cấp đăng ký khai thác, số còn lại chuyên lén lút đánh bắt trộm bằng nhiều hình thức như mìn, kích điện, lưới mắt nhỏ, trong khi diện tích mặt nước quá lớn đội tuần tra bảo vệ chỉ có 6 cán bộ. Hàng năm số vụ việc phát hiện và xử lý vi phạm là rất nhỏ so với con số thực tế, khoảng 40 đến 50 vụ việc. Thêm vào đó, hình thức xử phạt vẫn chưa mang tính giáo dục cao.

Trung tâm mong muốn thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cấp, các ngành cũng như các cấp chính quyền địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác trái phép thuỷ sản trên hồ Thác Bà như hiện nay. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới Trung tâm Thủy sản tiếp tục tăng cường mọi hoạt động, nhằm khai thác mọi tiềm năng mặt nước; tích cực đẩy mạnh chuyển giao KHKT cho nhân dân, góp phần đưa ngành chăn nuôi thuỷ sản trở thành ngành kinh tế chính tăng thu nhập cho nhân dân.

 Thạch Phong

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục