Kết quả nuôi thâm canh cá chép lai V1 và rô phi đơn tính đực tại ruộng Mường Lò

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tại Yên Bái, phong trào nuôi cá chép lai địa phương đã phát triển từ rất lâu và vẫn còn duy trì đến nay. Hình thức nuôi ngày càng đa dạng và qui mô ngày càng mở rộng từ nuôi cá ao, hồ nhỏ hộ gia đình đến phát triển nuôi cá đầm, hồ lớn và đặc biệt là phong trào nuôi cá ruộng miền núi. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng còn rất thấp do lai tạo huyết thống, tiêu chuẩn cá giống đem nuôi chưa thực sự đảm bảo.

Cá thả xen lúa đã trở thành hàng hóa ở chợ Mường Lò (Nghĩa Lộ). (Ảnh: H.N)
Cá thả xen lúa đã trở thành hàng hóa ở chợ Mường Lò (Nghĩa Lộ). (Ảnh: H.N)

Năm 1995, Yên Bái đã nhập tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đối tượng cá chép lai V1 vào nuôi thử trong ao, kết quả rất khả quan, năng suất cao hơn hẳn cá chép địa phương và rất được ưa chuộng. Qua nhiều năm nuôi thử nghiệm tại địa phương, cá chép lai đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình là thịt  thơm ngon, giá trị kinh tế cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, màu sắc đẹp, phù hợp với thời tiết khí hậu và khả năng đầu tư vốn của các hộ nông dân.

Nhằm bổ sung vào cơ cấu giống loài thủy sản của tỉnh một loại cá nuôi mới, có năng suất cao, chất lượng tốt để phát huy tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, từ năm 1997, Trung tâm Thủy sản Yên Bái đã nhập trên 80 vạn con cá rô phi đơn tính đực giống vào nuôi thử nghiệm, đã cho kết quả khả quan.

Năm 2004-2005, Sở Khoa học và Công nghệ đã đầu tư cho Trung tâm Thuỷ sản Yên Bái thực hiện Dự án ứng dụng TBKT sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực tại Trại Cá giống Đông Lý (huyện Yên Bình). Năm 2006-2007 tiếp tục đầu tư cho Trại Cá giống Nghĩa Lộ triển khai thực hiện Dự án: "Mở rộng mô hình sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực và lưu giữ giống qua đông tại Trại cá giống Nghĩa Lộ"; hàng năm, cung ứng cho thị trường tiêu thụ từ 1,5-2 triệu con cá giống rô phi đơn tính đực đảm bảo chất lượng, giá thành hạ và đặc biệt là cung cấp con giống sớm cho người dân nuôi trồng thuỷ sản, từ đó kéo dài thời gian nuôi cá thương phẩm lên 8-10 tháng, trọng lượng cá thu hoạch cao hơn sẽ cho năng suất và sản lượng cao hơn.

Qua theo dõi kết quả cho thấy, cá rô phi đơn tính đực có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần cá rô phi thường; có sức chống chịu cao, tỷ lệ sống khi nuôi thả đạt 80-90%. Là loài cá ăn tạp, hình thức nuôi đa dạng, có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi trong lồng, xen canh cá lúa; thời gian nuôi từ 5-6 tháng; kích cỡ thương phẩm từ 500-600 gam/con.   

Vùng lòng chảo Mường Lò là vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện đất đai thuận lợi, có khoảng 2.200 ha diện tích trồng lúa nước, trong đó diện tích được tưới tiêu chủ động chiếm tới 65-70%, rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước kết hợp với nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với kết quả của việc nuôi trồng thử nghiệm 2 giống cá: chép lai V1 và cá Rô phi đơn tính đực, Trại Cá giống Nghĩa Lộ đã được Hội đồng Khoa học tỉnh cho phép thực hiện triển khai Dự án: “áp dụng TBKT nuôi thâm canh cá chép lai V1 và cá rô phi đơn tính đực trong ruộng tại cánh đồng Mường Lò, huyện Văn Chấn”. Mục tiêu của Dự án là: mở rộng kết quả thực hiện dự án khoa học, chuyển giao qui trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ruộng cho người dân nuôi trồng thuỷ sản; hoàn thiện được qui trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ruộng phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu tại địa phương.

Tổng diện tích ruộng đạt yêu cầu kỹ thuật nuôi thâm canh cá chép lai V1 và cá rô phi đơn tính đực năm 2008 là 20 ha, gồm 2 xã Hạnh Sơn, Sơn A (huyện Văn Chấn); xã Nghĩa Lợi, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ). Tổng số lượng cá giống đã cấp 100.000 con, trong đó, Văn Chấn 60.000 con, thị xã Nghĩa Lộ 40.000 con. Kích cỡ cá giống 3-4 cm/con. Trọng lượng 200 con/kg tương đương 5 g/con. Mật độ thả 5 con/m2 ruộng nuôi, trong đó cá rô phi đơn tính thả với mật độ 0,1 con/m2 và cá chép lai V1 thả với mật độ 0,4 con/m2.

Đến nay, giống cá chép lai V1 và cá rô phi đơn tính đực nuôi trong ruộng lúa có tốc độ sinh trưởng và phát triển bình thường, trọng lượng thân cá trong ruộng nuôi đạt 150-230 g/con. Dự kiến tỷ lệ cá khi thu hoạch đạt 350-370 g/con. Trong suốt quá trình thực hiện Dự án, nhờ sự hướng dẫn, kiểm tra của các cán bộ kỹ thuật, kết hợp với việc tuân thủ nghiêm các biện pháp trong qui trình kỹ thuật của các hộ nông dân nên cá trong ruộng nuôi khoẻ mạnh, bắt mồi tốt, hoạt động nhanh nhẹn, không có biểu hiện của dịch bệnh.

Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chính những hộ gia đình tham gia, nâng cao và cải thiện được đời sống cho người dân nuôi thâm canh cá ruộng, góp phần giải quyết thực phẩm tại chỗ cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp cho nông dân có một tư duy mới, tầm nhìn mới về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, nuôi trồng thuỷ sản và nuôi thâm canh cá ruộng nói riêng, đặc biệt kết quả thu được về trọng lượng đạt 200-230 g/con, sản lượng cá khi thu đạt 75-80 kg/1000m2 ruộng sau 7 tháng nuôi, đã tạo ra được uy tín về chất lượng con giống cá chéplai V1 và cá rô phi đơn tính đực do Trại Cá giống Nghĩa Lộ sản xuất và cung ứng. Đ

ược tham gia vào công tác chỉ đạo kỹ thuật, trực tiếp nghiên cứu về qui trình nuôi thâm canh cá chép lai V1 và cá rô phi đơn tính đực trong ruộng lúa cán bộ của Trại Cá giống Nghĩa Lộ đã nâng cao được trình độ chuyên môn, đúc rút và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế nuôi trồng thuỷ sản dần dần từng bước hoàn thiện qui trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ruộng phù hợp với điều kiện tại địa phương.

Nguyễn Thanh Sơn

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục