Văn Chấn: Ngăn chặn nạn phá rừng bằng cách nào?

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Diện tích rừng hàng năm ở Văn Chấn có tăng nhưng rừng ngày càng nghèo kiệt, do việc khai thác rừng bừa bãi. Thời gian qua, huyện đã ban hành nhiều văn bản tăng cường các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép; kiểm lâm phối hợp cùng các cơ quan chức năng có nhiều nỗ lực trong triển khai phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng…

Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra, tập trung ở một số địa bàn như: Nậm Búng, Tú Lệ, Thượng Bằng La…. Tuy không có những vụ phá rừng lớn nhưng gỗ rừng vẫn được lén lút vận chuyển về xuôi. Riêng 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 81 vụ vi phạm lâm luật, tăng 20 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Những điểm nóng về phá rừng đều ở các địa phương ruộng nước ít, khí hậu khắc nghiệt, năng suất thấp và người dân không có nghề phụ nên đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm trước, rừng ở Văn Chấn còn rất nhiều gỗ quý chỉ cần lên rừng khai thác vài ba thanh gỗ là đủ tiền đong gạo cả tháng. Nhưng nay rừng đã cạn kiệt, gỗ quý không còn họ khai thác cả gỗ tạp.

Ông Đào Quang Hải - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: “Thời gian gần đây, việc truy quét lâm tặc của kiểm lâm và các cơ quan chức năng diễn ra quyết liệt. Kiểm lâm còn phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể để giữ rừng. Tuy nhiên, việc phối hợp đó cũng chỉ hạn chế phần nào việc phá rừng. Lực lượng kiểm lâm mỏng, phương tiện thiếu, con người thiếu, công tác tuần tra ban đêm gặp muôn phần khó khăn, trong khi đó diện tích rừng thì rộng lớn có cán bộ kiểm lâm quản lý 2 đến 3 xã. Nếu không có sự phối hợp của các cấp chính quyền thì kiểm lâm có ba đầu sáu tay cũng không thể quản lý hết được tài nguyên rừng”.

Mặt khác, các đối tượng khai thác nhỏ lẻ, chưa đến mức truy tố mà chỉ xử lý hành chính. Nhưng biện pháp phạt tiền xem ra vẫn không đủ mạnh, vì hầu hết các đối tượng vi phạm đều trong diện hộ nghèo nên khi bị xử phạt họ phải vay tiền để nộp. Nộp xong lại tiếp tục vi phạm để có tiền trả nợ vừa xoay xở chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Hệ quả, rừng bị phá chưa có cách nào ngăn chặn.

Một trong những khó khăn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là việc vận chuyển gỗ trái phép, các đối tượng này được trang bị những thiết bị hiện đại. Vận chuyển không còn quy mô như trước nữa mà theo kiểu nhỏ lẻ, nhằm tránh truy cứu trách nhiệm hình sự  khi bị bắt. Khi bị phát hiện thu giữ, thấy lực lượng tuần tra ít, bọn chúng gọi điện cho nhau tập trung cướp gỗ rồi tẩu thoát. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm rất nặng nề, có khi đe dọa đến cả tính mạng nhưng chế độ chính sách ưu đãi hầu như không có gì ngoài thu nhập từ đồng lương.

Đặc biệt, hiện nay các đối tượng chở gỗ lậu có khá nhiều người nghiện ma túy, không có tiền nên khi gặp lực lượng kiểm lâm là họ sẵn sàng liều lĩnh chống đối. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm, chức năng quyền hạn có hạn mỗi lần đi bắt xe gỗ cần có người làm chứng ký vào biên bản nếu không làm nhanh chờ có người làm chứng thì chúng tiến hành cướp mất gỗ. Cùng với đó, việc thực hiện Quyết định 245/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở các xã chưa tốt.

Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép ở Văn Chấn, việc cần làm là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của những người giữ rừng; sự phối hợp liên ngành giữa kiểm lâm, công an và quân đội truy quét các cá nhân, tổ chức phá rừng trên địa bàn, nhất là các vùng giáp ranh. Các chủ rừng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng bảo vệ rừng tận gốc không để tình trạng xảy ra phá rừng mà chủ rừng không biết.

Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác quản lý bảo vệ rừng, vận động nhân dân cùng tham gia vào quản lý bảo vệ đấu tranh các hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng; xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

Đi đôi với các giải pháp trên, vấn đề cốt lõi giữ rừng tận gốc, cần giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân kết hợp với tuyên truyền giáo dục và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, việc chống phá rừng không chỉ ở rừng mà phải giám sát chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ. Có chế tài mạnh đủ sức răn đe với người khai thác vận chuyển chế biến gỗ, người sử dụng những sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp, đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự phải khởi tố vụ án ngay.

Văn Thông

Các tin khác
Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg Của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Giá vàng SJC vẫn cao ở mức kỷ lục 85,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 28/4, giá vàng SJC vẫn giữ ở mức kỷ lục 83 - 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới niêm yết ở mức 2.337,4 USD/oz.

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục