Phát triển đường giao thông nông thôn: Đi lại thuận lợi - kinh tế phát triển

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhằm xây dựng kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn 17 xã, phường, trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống GTNT của 6 xã mới sáp nhập, những năm qua, thành phố Yên Bái đã tập trung vốn và vận động nhân dân đóng góp với phương thức Nhà nước đầu tư 60%, nhân dân đóng góp 40% giá trị công trình để phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân.

Làm đường giao thông nông thôn tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Làm đường giao thông nông thôn tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Ngay từ đầu năm 2009, thành phố Yên Bái đã triển khai kế hoạch xây dựng các công trình theo nguồn vốn kiên cố hóa đường giao thông nông thôn của tỉnh, cộng với huy động nguồn lực tại chỗ của nhân dân. Với 41 tuyến đường thuộc 17 xã, phường, đến nay thành phố đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp, cải tạo và kiên cố 11 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 8,2 km nằm trên địa bàn 5 xã, phường là: Nam Cường, Minh Bảo, Âu Lâu, Hợp Minh và phường Yên Ninh, với tổng giá trị đầu tư trên 6,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh đã cấp kinh phí 17 tỷ đồng cho thành phố nhằm kiên cố hóa các tuyến đường liên thôn liên phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại thuận tiện cho người dân. Các công trình hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thành phố và các xã vùng ven. Điểm mới trong chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn năm nay là thành phố giao cho cơ sở làm chủ dự án theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các xã, phường đã tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân các phố, các thôn tích cực hưởng ứng góp công, góp tiền, tự giải phóng mặt bằng làm đường.

Nhờ đó, những con đường mới làm nên từ ý Đảng, lòng dân đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng với chất lượng bảo đảm. Chị Lương Thị Chi,  thôn Thanh Niên, xã Minh Bảo tâm sự: “Trước đây, việc vận chuyển cây giống, phân bón hay thu hái nông sản của chúng tôi tại khu vực đồng Chiêm, đồng Dạ Cá hay khu vực Sơn Tú, Bình Tràng gặp rất nhiều khó khăn. Đường nhỏ, trơn trượt nên các loại phương tiện giao thông rất khó có thể đi lại.

Từ các công đoạn gieo cấy, chăm sóc đến thu hoạch, chúng tôi đều phải mất rất nhiều công sức, vất vả lắm. Bây giờ, nghe chính quyền xã vận động cùng góp sức với Nhà nước để đầu tư làm đường bê tông, tất cả người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Chỉ mong khi đường hoàn thành kiên cố việc vận chuyển giống, vật tư phân bón phục vụ sản xuất và quá trình lưu thông buôn bán các loại hàng hoá nông sản sẽ ngày càng thuận lợi hơn”.

Là một trong những địa phương của thành phố đang đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, năm 2009 xã Tân Thịnh được thành phố phê duyệt xây dựng 1,6 km đường. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên chính quyền xã đã giải quyết được những vướng mắc của người dân, đồng thời huy động được sức dân tham gia đóng góp xây dựng đường giao thông. Vì thế việc xây dựng, phát triển đường liên thôn của xã được tiến hành với tiến độ nhanh.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh – Phó chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: “Kiên cố hoá hệ thống đường giao thông nông thôn là mong muốn của đa số người dân trong xã. Mặc dù đời sống của bà con còn nhiều khó khăn nhưng khi cấp uỷ, chính quyền xã tuyên truyền, đóng góp làm đường, người dân Tân Thịnh đều đồng lòng ủng hộ. Người góp tiền, người góp sức, người hiến đất làm đường, tất cả chỉ mong sao cho những con đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã sớm được hoàn thành”. Ngoài những công trình xây dựng giao thông nông thôn đã được phê duyệt, thành phố đang dự kiến bổ sung kiên cố hóa 8 km đường liên thôn, liên phố, tập trung cho các xã còn khó khăn như: Tân Thịnh, Phúc Lộc...

Với những địa phương người dân tự đứng ra làm đường, thành phố sẽ hỗ trợ một máy trộn bê tông, máy đầm dùi và đầm bằng. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án thành phố sẽ chịu trách nhiệm cung ứng xi măng và cát sỏi. Về phía địa phương, với vai trò là chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng, kiểm tra thẩm định và tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với các công trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Yên Bái. Những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, ngoài sự quyết tâm của chính quyền địa phương còn có sự đồng lòng tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Linh Trang

Các tin khác
Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg Của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Giá vàng SJC vẫn cao ở mức kỷ lục 85,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 28/4, giá vàng SJC vẫn giữ ở mức kỷ lục 83 - 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới niêm yết ở mức 2.337,4 USD/oz.

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục