Đại Sơn: Quế là thế mạnh-nhưng không phải là tất cả

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Vượt qua những đồi quế bạt ngàn của người Dao đang sắp vào vụ thu hoạch, tôi đã có mặt tại xã vùng cao Đại Sơn, huyện Văn Yên. Đây là lần thứ ba, sau hơn hai năm tôi đến xã vùng cao này. Vẫn trụ sở xã cũ kỹ nằm ép mình bên đồi quế, vẫn những người cán bộ ấy, nhưng lần này trở lại, các bản, làng đã có những đổi thay, đường điện lưới quốc gia chạy vào từng nhà, nhà xây mái bằng không còn là chuyện hiếm.

Đại Sơn giờ đã có nhiều hộ có nhà xây.
Đại Sơn giờ đã có nhiều hộ có nhà xây.

Bên cạnh những đổi thay bên ngoài, thì nội tại Đại Sơn vẫn còn nhiều việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây phải làm.

Nói đến Đại Sơn, ai cũng nghĩ đó là một xã giầu có, bởi từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà bà con nông dân ở các địa phương khác đang phải vật lộn với cuộc sống để lo ăn hàng ngày, thì ở đây nhiều hộ đã có nhà xây, có hộ mua cả trăm triệu đồng tiền công trái. Quả thật, nơi đây cũng có một số hộ giầu, giá trị tài sản lên tới hàng tỷ đồng, nhà xây hai, ba tầng kính mầu lộng lẫy. Thế nhưng, nhìn một cách tổng thể Đại Sơn vẫn còn là một xã nghèo.

Tiềm năng, thế mạnh thì có nhiều nhưng có lẽ nổi bật nhất vẫn là cây quế. Cho đến hôm nay, vẫn chưa ai biết đích xác cây quế chính thức định cư trên vùng đất này từ bao giờ! Người ta chỉ biết quế đã gắn bó, nuôi sống, nhất là với đồng bào dân tộc Dao từ rất lâu rồi. Con em các dân tộc nơi đây được cắp sách đến trường, nhà có cơm ăn, áo mặc, rồi đến ti vi, xe máy, nhà xây cũng từ cây quế mà ra. Vài năm trước ở Đại Sơn có cây “quế tổ” to ba, bốn người ôm không xuể, mỗi cây như vậy bán thu cả cây vàng.

Những giá trị đích thực từ cây quế mang lại không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng cây quế, Đại Sơn còn có lợi thế về đất đai, rừng, chăn nuôi gia súc và lao động nhưng vẫn chưa được phát huy. Trồng quế vốn đầu tư ít nhưng hay bị sâu bệnh, chu kỳ khai thác lại dài, trên 10 năm và còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Nếu tính toán một cách chi ly, thì trồng quế mang lại hiệu quả không cao bằng một số cây trồng khác. Điều đó được chứng minh trong vòng hai, ba năm trở lại đây giá quế xuống thấp người trồng quế lao đao, khốn khó, nhiều hộ dân đã tính bài chặt quế trồng loại cây khác.

Hiện toàn xã có trên 600 ha quế, bình quân mỗi năm khai thác, bóc tỉa được 700 tấn quế vỏ khô bán thu trên dưới 4 tỷ đồng. Nhìn số thu thì lớn, nhưng để có quế khai thác như hiện nay, nhân dân trong xã đã phải trồng và chăm sóc gần 20 năm trời. Dẫu có nhiều cố gắng trong xoá đói giảm nghèo nhưng đến nay toàn xã vẫn còn 300 hộ đói nghèo, một con số không hề nhỏ ở một xã nhỏ.

Đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển Đại Sơn cần khai thác triệt để mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, huy động tối đa nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có. Trước tiên cần bảo tồn và phát triển nguồn gien giống quế lá đỏ, ngọn nhỏ, hàm lượng tinh dầu cao đáp ứng cho thị trường. Bởi lẽ trong nhiều năm qua, người dân trồng quế theo phong trào không quan tâm đến giống, dẫn tới chất lượng quế vỏ giảm sút, giá trị thấp.

Vẫn biết cây quế là thế mạnh, không chỉ phù hợp với thổ nhưỡng cũng như trình độ thâm canh của người dân, nhưng đã đến lúc phải thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế, cây quế không phải là tất cả. Do vậy, bên cạnh cây quế cần tập trung đầu tư thâm canh diện tích lúa nước, đưa các giống lúa lai năng suất cao vào gieo cấy, để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và mở rộng mô hình theo hướng bán công nghiệp, kết hợp trồng cỏ làm thức ăn cho phát triển. Là một địa phương có diện tích đất, rừng rộng lớn, nhờ vậy, cần chú trọng công tác trồng rừng kinh tế và có kế hoạch khai thác hợp lý.

Những diện tích không trồng được quế đưa cây nguyên liệu giấy, cũng như cây nguyên liệu sợi dài vào trồng, bảo vệ khoanh nuôi cũng tạo một nguồn thu không nhỏ. Nếu trồng rừng kinh tế có đầu tư bài bản, chắc chắn giá trị thu nhập sẽ cao hơn cả trồng quế, mà thời gian thu hồi vốn nhanh, chỉ 4-5 năm. Xã đứng ra phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn đầu tư cho sản xuất, kết hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên, Đại Sơn sẽ xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Và chỉ có như vậy xã mới theo kịp quá trình phát triển của đất nước.


Thanh Phúc
 

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục