Trạm Tấu: Cần giải quyết tốt đất sản xuất cho nhân dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Xã Trạm Tấu cũng khó khăn như bao xã vùng cao của huyện Trạm Tấu (Yên Bái), song, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã biết phát huy nội lực, tìm hướng đi lên trở thành xã dẫn đầu trong xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao.

Nông dân xã Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.
Nông dân xã Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.

Cái được coi là vốn quý nhất và thành công nhất ở xã vùng cao này, là đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm manh mún, lạc hậu sang cách làm ăn mới, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Người Mông xã Trạm Tấu đã biết vay vốn ngân hàng mua trâu, bò chăn nuôi quy mô lớn. Với 321 hộ, 1900 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, sinh sống ở 5 bản, diện tích rừng và đất rừng có không đáng kể so với một xã miền núi Yên Bái.

Ruộng nước ít, do vậy xã đã vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 61 ha lúa nước đã được gieo cấy bằng 100% giống lúa lai Nhị ưu 838. Không dừng lại ở đó, bà con còn chú ý tới mùa vụ, đầu tư chăm bón, nhờ vậy năng suất lúa đạt khá cao, nếu như các xã khác của huyện đang phấn đấu năng suất lúa cả năm đạt 70-75 tạ/ha, thì năng suất lúa ở đây đã đạt gần 100 tạ/ha.

Cái lý từ bao đời nay của người Mông vùng cao, là chỉ gieo cấy một vụ mùa, còn vụ xuân thì bỏ hoang do thời tiết khí hậu lạnh, lúa không sống được! Thế mà bây giờ người Mông ở đây đã đưa vào gieo cấy trên 40 ha lúa vụ đông xuân đạt hiệu quả tốt, năng suất đạt 45 tạ/ha. Vừa trồng lúa, nhân dân còn biết tận dụng đất đai gieo trồng 60 ha ngô, 40 ha sắn, góp phần giải quyết một phần lương thực. Nếu lấy chỉ tiêu bình quân lương thực đầu người đạt 398 kg/người/năm, rõ ràng xã Trạm Tấu cũng không kém mấy so với nhiều xã vùng lòng chảo Mường Lò.

Không dừng lại ở đó, bà con nhân dân trong xã đã vay ngân hàng với số vốn hàng tỷ đồng, mua vật tư phục vụ sản xuất, chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay toàn xã có 400 con trâu, 200 con bò, nhiều gia đình đã và đang hình thành mô hình chăn nuôi trâu bò theo phương thức bán chăn thả khá hiệu quả. Gia đình Mùa Nhà Tủa vay vốn hơn 20 triệu đồng, chăn nuôi 18 con trâu, 14 con bò, 4 con ngựa, cùng với sản xuất nông nghiệp, mỗi năm cho thu lãi trên 20 triệu đồng. Nhà Vàng A Sinh nuôi 15 con trâu, 16 con bò, 5 con ngựa, làm 1,5 ha ruộng, mỗi năm thu trên 30 triệu đồng, mua được xe máy, ti vi, làm được nhà cửa khang trang, được bà con tôn sùng là triệu phú vùng cao. Diện tích đất trống, đồi núi trọc đang được phủ xanh bằng cây nguyên liệu giấy và cây bản địa.

Bên cạnh những kết quả và thành công ban đầu ấy, ở xã vùng cao này đang có sự phân hóa giầu, nghèo rõ rệt trong các thôn bản. Nhiều hộ khá giả, đủ ăn đủ mặc, song cũng còn trên 130 hộ đói nghèo, mà đến nay xã cũng không biết phải làm thế nào để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Những hộ đói nghèo này không phải họ lười lao động, hay thiếu kiến thức sản xuất, mà do thiếu đất sản xuất gây nên.

Hiện toàn xã có 100 hộ dân không có ruộng sản xuất, cuộc sống dựa vào nền kinh tế “tự nhiên", săn bắn, hái lượm và làm lúa nương mộ là chính. Mà làm lúa nương mộ lấy đâu ra năng suất cao, lại tốn sức lao động, phá hoại tài nguyên môi trường, dẫn đến cái nghèo cứ bám lấy họ như là định mệnh. Diện tích đất khai hoang làm ruộng thì có nhưng do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm toàn xã cũng chỉ khai hoang được 1-1,5 ha ruộng.

Khai hoang ruộng nước không phải một sớm, một chiều làm được ngay, do vậy xã, các tổ chức đoàn thể cần vận động những hộ nhiều ruộng chia cho hộ không có ruộng. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa nước cho các hộ dân này và đưa các giống lúa lai năng suất cao vào sản xuất đame bảo an ninh lương thực.

Những hướng đi, cách làm, cách nghĩ ban đầu ở xã vùng cao như vậy thật đáng trân trọng, đó là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo ở vùng cao. Song, những khó khăn và lúng túng trong việc giải quyết cho các hộ thiếu đất sản xuất của Đảng bộ xã Trạm Tấu cần có sự hỗ trợ của huyện, tỉnh và các ngành chức năng tháo gỡ.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg Của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục