Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lạc quan nhất châu Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/7/2009 | 12:00:00 AM

Về kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, Việt Nam đứng đầu với 49% các doanh nghiệp dự định tăng nhân công, 47% không có sự thay đổi về lao động và chỉ 4% có kế hoạch cắt giảm nhân sự.

Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng và tự tin hơn để tăng đầu tư vốn, tuyển dụng nhân sự mới.

Đó là kết luận rút ra từ cuộc khảo sát thường kỳ mỗi 6 tháng với sự tham gia của hơn 3.400 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 12 thị trường mới nổi ở châu Á, châu Mỹ La tinh và Trung Đông, do Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) tiến hành và công bố ngày 15/7.

Trong khi chỉ số lạc quan toàn khu vực tăng 15 điểm, từ 92 điểm trong quý tư năm 2008 lên 107 điểm trong quý hai năm 2009, chỉ số tương ứng tại Việt Nam tăng tới 19 điểm và đạt 150, (điểm số cao nhất là 200). Đây cũng là chỉ số lạc quan cao nhất trong số các quốc gia thuộc khu vực châu Á.

Theo sau Việt Nam là Ấn Độ với 128 điểm. Hồng Kông, mặc dù có sự gia tăng chỉ số lạc quan cao nhất ( tăng 33 điểm), vẫn là nước có mức độ lạc quan thấp nhất Châu Á với 83 điểm.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho biết, Việt Nam tiếp tục là quốc gia lạc quan nhất châu Á với 62% doanh nghiệp vừa và nhỏ kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng tốt hơn. 22% cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm trong sáu tháng tới và 27% dự đoán nền kinh tế vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng.

Trong khi tại cả 12 thị trường, hầu hết các doanh nghiệp không dự định thay đổi kế hoạch đầu tư vốn, 58% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư. Chỉ có 3% doanh nghiệp có kế hoạch giảm vốn đầu tư, 38% dự định không thay đổi kế hoạch so với năm ngoái.

Về kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, Việt Nam đứng đầu với 49% các doanh nghiệp dự định tăng nhân công, 47% không có sự thay đổi về lao động và chỉ 4% có kế hoạch cắt giảm nhân sự.

Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động giao thương với Trung Quốc tỏ ra lạc quan nhất, với 58% kỳ vọng vào sự tăng trưởng khối lượng thương mại.

Nhóm điều tra của HSBC cũng khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam rằng yếu tố nào khiến họ tin tưởng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. 40% doanh nghiệp cho rằng đó là do “các chính sách, biện pháp của Chính phủ”; 28% tin vào “sự phục hồi của nền kinh tế khu vực và thế giới”.

(Theo VnEconomy)

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg Của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục