Mô hình phân viên nén dúi sâu được nhân rộng

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khi làm điểm trình diễn áp dụng phân viên nén dúi sâu (VNDS) cho lúa nước tại 3 xã của huyện Lục Yên cho năng suất tăng 30%/sào, đã khẳng định dự án FDP được chấp nhận tại Lục Yên và tiếp tục được nhân diện.

Vụ xuân năm 2009, Hội Liên hiệp phụ nữ Yên Bái và tổ chức Codespa (Tây Ban Nha) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức phát triển quốc tế IDE tiếp tục triển khai Dự án “ Giúp các hộ dân khó khăn về kinh tế của tỉnh Yên Bái tăng thu nhập thông qua áp dụng phân VNDS trong thâm canh lúa nước với mô hình bền vững về truyền thông đại chúng và hệ thống cung cấp phân viên qua các doanh nghiệp nhỏ”. Theo đó 17 xã của 5 huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ vụ đầu tiên  áp dụng cùng với 16 xã của huyện Lục Yên làm vụ thứ 2 cùng triển khai thực hiện Dự án. Mặc dù thực hiện trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, hội phụ nữ các huyện, thị xã đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ Hội từ xã đến các thôn phối hợp cùng đội ngũ khuyến nông viên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

Qua đó, giúp các hộ nắm chắc quy trình kỹ thuật khi áp dụng mô hình, đồng thời thấy rõ lợi ích của việc sử dụng phân VNDS để nhân rộng. Nhờ vậy, đã có 8.156 hộ tham gia với tổng diện tích 616 ha, việc thử nghiệm được thực hiện trên 82% giống lúa lai. Làm cỏ bón phân là việc làm bình thường của nông dân, nhưng để bón phân đúng kỹ thuật, có hiệu quả thì yêu cầu người nông dân khi sử dụng phân viên phải tuân thủ đúng quy trình từ mật độ gieo cấy, thời gian bón phân và kỹ thuật dúi sâu từng viên xuống bùn, vị trí của các khóm lúa và thời gian cách ly không lội vào ruộng, tránh sự chuyển dịch vị trí những viên phân.

Bà Phạm Thị Hằng- Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Văn Yên cho rằng: “Với phương pháp tiếp cận thị trường, tăng cường tuyên truyền tập huấn, chuyển giao KHKT, trang bị kiến thức, vận động các hộ nông dân chuyển đổi từ nhận thức sang thay đổi hành vi bằng cách tự người dân mua phân viên nén bón cho lúa thay tập quán canh tác bón phân vãi thông thường, vụ xuân vừa qua tại 3 xã: Đại Phác, Yên Phú và xã An Thịnh đã có 846 hộ dân tự nguyện áp dụng kỹ thuật phân viên nén cho cây lúa nước với tổng diện tích 60,7 ha. Áp dụng phương pháp này năng xuất năng lúa tăng từ 11% - 20% so với trước, tiết kiệm được công lao động, đồng thời giúp phụ nữ nông thôn có cơ hội tham gia các hoạt động của cộng đồng, có thêm thời gian chăm sóc con cái và gia đình”.

Hội Phụ nữ các huyện, thị xã đã tổ chức 17 cuộc thi “Tìm hiểu phân viên nén dúi sâu FDP” thông qua hình thức sân khấu hoá về các hoạt động áp dụng FDP tại cơ sở đã thu hút đông đảo các hộ nông dân tới động viên cổ vũ. Cùng với việc tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hiện nay trên địa bàn trong tỉnh đã có 12 cơ sở sản xuất phân viên nén. Đây cũng là mô hình thí điểm cho thuê tài chính của Hội từ cơ sở qua đó đã tạo việc làm cho 48 lao động có thu nhập từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/tháng. Các hình thức sản xuất, cung ứng phân bón  tới các hộ dân cũng được hội phụ nữ các cấp chỉ đạo thực hiện linh hoạt phục vụ kịp thời cho nông dân khi vào vụ.

Bà Nguyễn Thị Hoa, thôn 16 xã Minh Xuân (Lục Yên) cho biết: “Gia đình tôi ứng dụng phân viên trên diện tích 5,5 sào lúa nước từ vụ mùa năm 2007, sau các vụ thu hoạch cho thấy bón phân theo phương pháp này giảm được công cấy, tiết kiệm được thóc giống, những ruộng bón phân viên nén tốt đều, bông to, hạt nhiều và mẩy, năng suất thu hoạch đạt  280 kg/ sào tăng 40kg/sào so với bón phân vãi thông thường”.

Nhiều chủ hộ tham gia mô hình và nông dân đều có chung nhận định: bón phân theo phương pháp này không bị rửa trôi, lượng phân trải đều, tiết kiệm được công cấy. Áp dụng FDP trong vụ xuân vừa qua năng suất tăng bình quân 38 kg/sào, giá trị canh tác tăng lên 60 triệu đồng/năm. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng giúp các hộ nông dân nghèo cải thiện hiệu quả sản xuất lúa nước một cách bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cho biết: “Mặc dù là vụ đầu triển khai nhân diện FDP tại 5 huyện thị trong tỉnh và 2 mô hình của Hội triển khai tại huyện Trạm Tấu theo tinh thần thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, qua thu hoạch đã khẳng định công nghệ phân VNDS cho năng suất cao hơn so với bón phân vãi truyền thống giúp người dân tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Từ kết quả đạt được, trong vụ mùa 2009, Hội Phụ nữ  tỉnh đã nhân diện tại 7 huyện, thị, thành phố với 83 xã áp dụng phân viên và có khoảng 17.000 hộ tham gia. Dự án sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn nữa để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao trình độ thâm canh cây trồng gắn kết chị em tích cực tham gia công tác hội và phong trào phụ nữ cơ sở”.  

Quỳnh Nga

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục