Nhiều giải pháp đối phó với bão lũ trên tuyến đường sắt Yên - Lào

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Để đối phó với mưa lũ năm 2009, ngay từ cuối tháng 4, Công ty Quản lý đường sắt Yên - Lào đã triển khai kế hoạch phòng chống lũ bão.

Tuyến đường sắt Yên - Lào là huyết mạch giao thông, nằm trên địa bàn hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Đây là tuyến đường có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn. Tuy nhiên, do thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, cộng với tác động bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người nên tuyến đường sắt Yên - Lào thường trực nguy cơ mất an toàn, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Ông Nguyễn Xuân Quang - Phó giám đốc Công ty Quản lý đường sắt Yên - Lào cho biết, các đoạn Trái Hút - Lang Thíp; Phố Lu - Lào Cai và Phố Lu - Xuân Giao đường sắt nằm giữa núi cao và sông sâu. Nhiều vị trí như đoạn từ km 248+600 đến 248+800 hoặc 249+950 đến 250+050 ... bờ sông đã sạt lở cách lòng đường sắt từ 2,5 đến 3 m; phía ta luy dương, hàng trăm, hàng nghìn mét khối đất đá có nguy cơ sạt xuống bồi lấp đường ray.

Đặc biệt, nhiều đoạn đường đi qua các xã: Đào Thịnh (huyện Trấn Yên), Văn Phú (thành phố Yên Bái) nền đường rất thấp, nước sông Hồng đạt cốt 31,8 (báo động 2) đã gây ngập. Trận lũ lịch sử năm 2008 có đoạn đường chìm sâu tới gần 3 mét. Tầu hoả không giống như đường bộ, có thể làm đường tránh, đi tạm, nước ngập nông đi cố hay có đường là cứ đi, đến khi thấy trướng ngại vật thì dừng lại...

Chính vì thế, việc đảm bảo an toàn giao thông đường sắt khó khăn, phức tạp hơn, cũng như việc khắc phục sự cố mất nhiều thời gian hơn. Để đối phó với mưa lũ năm 2009, ngay từ cuối tháng 4, Công ty Quản lý đường sắt Yên - Lào đã triển khai kế hoạch phòng chống lũ bão.

Theo đó, tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ 160 km đường trên toàn tuyến. Qua kiểm tra đã xác định được 81 vị trí có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ sạt lở, trong đó có 10 vị trí đặc biệt nghiêm trọng. Tại 10 vị trí này, Công ty đã bố trí người canh gác 24/24 giờ; 71 vị trí còn lại đã giao nhiệm vụ cho công nhân tuần đường kiểm tra, nắm tình và cập nhật thông tin cho cấp có thẩm quyền. Về lâu dài, Công ty đã xây dựng phương án, kế hoạch báo cáo Tổng công ty để đầu tư, khắc phục.

Xác định rõ, sạt lở ta luy vào đường sắt là khó tránh khỏi, vì vậy Công ty Quản lý đường sắt Yên - Lào đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cũng như vật tư, phương tiện để ứng phó. Theo kế hoạch được phê duyệt, đã có 300 rọ thép, 300 tà vẹt gỗ, 3000 m3 đá cùng hàng chục phương tiện như: máy ủi, máy xúc, ô tô, búa máy và cần cẩu đã được tập kết tại những nơi sung yếu nhất.

Về tổ chức bộ máy, Công ty đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống lũ bão với 13 thành viên, thành lập 6 tiểu ban tại thành phố Yên Bái, thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên), xã Bảo Hà, Phố Lu và thành phố Lào Cai. Một đội thanh niên xung kích đã được thành lập, sẵn sàng có mặt ứng cứu tại nhưng nơi sung yếu nhất.

Cùng với Công ty Quản lý đường sắt Yên Bái - Lào Cai, Xí nghiệp Vận tải đường sắt Yên Lào xác định rõ chức năng vận chuyển hành khách và hàng hóa trên tuyến là vô cùng quan trọng. Do vậy, công tác phòng chống lũ bão mà làm tốt sẽ hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế, đặc biệt sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Để đối phó với tình hình mưa bão năm nay, Xí nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lũ bão với 12 thành viên và đã phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng người. Các biện pháp khắc phục hậu quả khi lũ bão xảy ra đã được xây dựng. Theo đó, sẽ bố trí lực lực phục vụ hành khách, cứu chữa, sơ tán hàng hoá, đồng thời bố trí lực lượng bảo vệ hành khách và hàng hoá thật tốt, có phương tiện cứu chữa kịp thời và bố trí phương tiện  di chuyển đến nơi an toàn.

Qua kiểm tra, các đơn vị ga:Yên Bái, Bảo Hà, Phố Lu và Đội Bảo vệ quốc phòng an ninh đã xây dựng được phương án sát hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. Các thiết bị cứu hộ như: dàn ky sức nâng 90 tấn và 50 tấn, cần cẩu đường sắt 25 tấn, tầm với tối đa 13,5 m, cẩu tự hành bánh lốp sức nâng 15 tấn... đã được bố trí tại hai trung tâm là thành phố Yên Bái và thành phố Lào Cai.

Ông Đỗ Đức Hoan - Giám đốc Xí nghiệp vận tải đường sắt Yên Lào cho biết: "Khó khăn lớn nhất của đơn vị hiện nay là còn 6 nhà ga chưa có đường ô tô tới nơi. Mặc dù vậy, toàn xí nghiệp vẫn quyết tâm hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối hành khách và hàng hoá trong quá trình vận chuyển".

Cuối tháng 5 âm lịch, bão và áp thấp nhiệt đới đã liên tục diễn ra, ngành đường sắt cùng các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn với thiên tai, nhưng với những gì đã chuẩn bị và cả với ý chí quyết tâm của ngành đường sắt thì người phương tiện và tài sản sẽ được lưu thông an toàn trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai.

Lê Phiên

Các tin khác
Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg Của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Giá vàng SJC vẫn cao ở mức kỷ lục 85,2 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 28/4, giá vàng SJC vẫn giữ ở mức kỷ lục 83 - 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới niêm yết ở mức 2.337,4 USD/oz.

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục