4 ngàn "bò nghèo" nay còn bao nhiêu?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Nhằm tạo tư liệu sản xuất, giúp cho các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và góp phần vào mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2005, tỉnh Yên Bái đã có Đề án hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn trong 2 năm 2005-2006. Tổng vốn đầu tư là 26,6 tỷ đồng hỗ trợ 4 ngàn con bò cái sinh sản cho 4 ngàn hộ nghèo đặc biệt khó khăn ở 7 huyện, thị. Sau ba năm thực hiện, dự án đã không đạt được kết quả như mong muốn, số bò đang “ngót” dần theo năm tháng.

Trong 6 tháng đầu năm đàn bò giảm 4,53%.
Trong 6 tháng đầu năm đàn bò giảm 4,53%.

Mỗi hộ tham gia Đề án được hỗ trợ 3 triệu đồng để mua bò (phần còn lại dùng vốn tự có của hộ gia đình, nếu hộ nào không có vốn thì được vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ 2-4 triệu đồng) và hỗ trợ 100 ngàn đồng tiền mua giống có, 50 ngàn đồng tiền phối giống. Ngay sau khi có chủ trương, các địa phương đã triển khai sâu rộng trong nhân dân, bình xét hộ đủ tiêu chuẩn tham gia dự án dân chủ, đúng đối tượng. Những hộ có nhu cầu vay vốn được Ngân hàng hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn, thuận lợi và giải ngân trực tiếp khi các hộ nhận bò.

 Để người dân mua được bò tốt, chất lượng giá cả phù hợp, Ban quản lý dự án các huyện tổ chức đưa các hộ đến tận nơi cung ứng lựa chọn và thoả thuận giá cả, hình thức bảo hành. Khi thực hiện bàn giao bò giao "tay ba", Ban quản lý, người chăn nuôi và Ngân hàng chính sách. Trong hai năm đã hỗ trợ cho 4 ngàn hộ nghèo đặc biệt khó khăn mua được 4 ngàn bò cái sinh sản, đảm bảo 100% kế hoạch. Nhìn chung số bò mua về đều đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý bình quân 5,2 triệu đồng/con, 100% số bò được mua từ ngoại tỉnh.
      

Tuy nhiên qua hơn ba năm thực hiện, dự án không những không mang lại hiệu quả cao, mà còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần được tháo gỡ. Bởi có một thực tế, cho đến nay địa phương nào cũng nhận ra, đó là công tác tư vấn cho các hộ nghèo chọn mua giống rất kém; phần vốn tham gia của các hộ hầu như không có, mà chủ yếu mua bằng số vốn hỗ trợ là chính, do vậy mua bò không đảm bảo chất lượng. Cùng với giống mua ở ngoài tỉnh, giá vừa cao, lại không đảm bảo chất lượng, khó kiểm soát dịch bệnh, khó khăn hơn là chúng không thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao, dẫn đến chết khá nhiều. Hầu hết các hộ nghèo không có kiến thức trong chăn nuôi, chăm sóc kém, lúng túng trong phòng bệnh. Có tới 30% số hộ không làm chuồng trại để chăn nuôi, mà vẫn thả rông.

Một trong những yếu tố dự án không phát huy hiệu quả, là số lượng bò đực giống địa phương vừa ít, lại phân bố không đồng đều, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh sản đàn bò. Sau gần 4 năm với 4 ngàn bò cái, mới sinh sản được 1 ngàn bê con. Bên cạnh đó, phải nói đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra của các cơ quan quản lý gần như bỏ ngỏ, không tháo gỡ kịp thời, vướng mắc từ cơ sở. Do vậy số bò bị chết rét, dịch bệnh và không biết chăn nuôi là rất lớn. Nhiều hộ đã phải bán bò vì không sinh sản được và cũng khá nhiều hộ bán bò để lấy tiền chi tiêu vào việc khác. Theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh, trong tháng 7/2009 chỉ còn 33% số bò được hỗ trợ là phát huy hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2009, đàn bò giảm 4,53% so với cùng kỳ.
    

Huyện Văn Chấn là huyện được hỗ trợ nhiều nhất, 1 ngàn con cho 1 ngàn hộ nghèo, tính đến nay số bò này đã sinh sản được 635 con, góp phần quan trọng giúp các hộ nghèo có tư liệu để sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tỷ lệ bò chết và bán đi cũng khá lớn: 224 con (chết 101 con, bán 123 con), xã Nghĩa Sơn được hỗ trợ 20 con, nay chỉ còn 2 con, Phúc Sơn 71 con đã bán 13 con, xã Nậm Búng…... Tương tự các xã ở Văn Chấn, xã Hoà Cuông (Trấn Yên) được hỗ trợ 40 con thì nay cũng chỉ còn 5 con; xã Yên Hợp (Văn Yên) 20 con nay chỉ còn 5 con. Qua tìm hiểu thực tế tại các huyện và xã cho thấy, công tác quản lý giám sát rất kém, huyện thì giao cho xã, xã thì giao cho thôn và cuối cùng chẳng ai theo dõi, giám sát.
     

Dự án hỗ trợ bò cho hộ nghèo là một chủ trương đúng đắn, phù hợp và được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, để dự án thực sự hiệu quả, chúng ta cần tăng cường công tác giám sát, theo dõi nắm tình hình những phát sinh, khó khăn trong thực hiện. Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ nghèo, đồng thời phát triển việc trồng cỏ phục vụ cho phát triển.


Thanh Phúc


 
 

Các tin khác
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục