Nông dân xã Hợp Minh: Khẳng định vai trò trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những phong trào mà Hội Nông dân xã Hợp Minh (TP Yên Bái) chú trọng phát động trong những năm qua. Qua phong trào này đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến được tuyên dương ở các cấp và có sức thuyết phục cao, thu hút được sự quan tâm của xã hội và nông dân trong xã.

Cơ sở sản xuất gạch của ông Vũ Xuân Dật, tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương.
Cơ sở sản xuất gạch của ông Vũ Xuân Dật, tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương.

Cùng các cán bộ Hội Nông dân xã Hợp Minh, chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất kinh doanh của gia đình ông Vũ Xuân Dật ở thôn Xóm Làng. Theo lời ông Trần Văn Vang – Chủ tịch Hội Nông dân xã, “ông Dật là người nông dân tiên tiến, đã được tuyên dương là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2002 và của tỉnh năm 2008!”.

Với những gì chúng tôi được nhìn thấy tận mắt thì những lời nói của Chủ tịch Hội Nông dân xã quả là không quá! Với diện tích trên 2 ha, ngoài công việc sản xuất gạch, mỗi tháng ra lò trung bình từ 7 đến 8 vạn viên thì gia đình ông còn có 5 sào lúa cùng với chăn nuôi gà, ngỗng, trâu và chim bồ câu, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Cơ sở sản xuất của ông Dật còn tạo công ăn việc làm cho trên 20 lao động địa phương với mức lương bình quân là 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Ông cho biết: “Giai đoạn đầu khi mới bước vào sản xuất gia đình tôi gặp phải không ít khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ, ủng hộ của các cấp Hội nên đến nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình đã đi vào ổn định. Trong thời gian tới, gia đình sẽ nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất để thu hút được nhiều hơn nữa lao động của địa phương”. Cùng với gia đình ông Dật, xã Hợp Minh còn có nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế với mô hình tổng hợp cho thu nhập từ 60 triệu đến 100 triệu đồng/năm như gia đình hội viên Trần Thị Hằng, thôn Đồng Lạc phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn, gà, cá; Đỗ Thanh Oai, thôn Cầu Phao, chăn nuôi trên 100 con lợn, nhiều gia đình ở thôn Bình Phượng, Khánh Lịch, Bình Minh...

Theo ông Trần Văn Vang thì: “Để trong Hội xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế cần nhất là sự sáng tạo của hội viên. Làm thế nào để có một mô hình làm ăn hiệu quả, nuôi con gì và trồng cây gì cho phù hợp với đặc điểm của địa phương? Xác định được điều đó, Hội Nông dân xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên mở rộng sản xuất, hăng hái đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có và nguồn vốn đúng mục đích”. Hiểu rõ những khó khăn của hội viên như thiếu vốn, thiếu kiến thức phát triển sản xuất, trong 6 tháng đầu năm, Hội Nông dân xã đã tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho 120 hội viên vay với số vốn là 920 triệu đồng để phát triển kinh tế.

Cùng với đó, Hội còn đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức về các biện pháp phòng, chống các loại sâu bệnh, dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi cho hội viên. Từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và thành phố mở 5 lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho 410 hội viên tham gia và 2 buổi hội thảo về thức ăn gia súc do Nhà máy cám Con cò Việt Pháp và Con cò vàng thu hút trên 100 hội viên.

Thông qua các lớp tập huấn này, hội viên có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất, thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, chăn nuôi. Hiện toàn Hội đã có 120 hộ đăng ký đạt mô hình 50 triệu đồng/năm. Không những đẩy mạnh sản xuất, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, các cấp Hội Nông dân xã Hợp Minh còn tích cực vận động nông dân tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đến nay đã có 361 hộ nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Các hoạt động dân số, KHHGĐ, sức khoẻ sinh sản… được Hội triển khai đồng bộ tới từng chi, tổ hội. Ngoài ra, các hội viên đã tích cực đóng góp tiền và ngày công tham gia làm đường ở thôn 1 và thôn 4 với tổng trị giá trên 30 triệu đồng.

Với những việc làm cụ thể và thiết thực, Hội Nông dân xã Hợp Minh đã và đang thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Hội đã kết nạp mới 51 hội, nâng tổng số hội viên sinh hoạt ở 9 chi hội thôn lên 417 người. Với những nỗ lực đó, Hội Nông dân xã Hợp Minh đang từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phong trào xây dựng và phát triển nông thôn mới.

 Linh Trang

Các tin khác
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC tiếp theo vào ngày mai (14/5). Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được tổ chức vào lúc 9h30 sáng thứ Ba (14/5), tại Cục Dự trữ và Quản lý ngoại hối. Khối lượng vàng miếng SJC dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.

Mô hình trồng chanh tứ thời của hội viên Phạm Văn Luân ở thôn 4, xã Việt Cường cho thu nhập ổn định.

Bằng nhiều hình thức, hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn, giúp hội viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đến nay, Văn Yên đã kiên cố hóa mặt đường 47,6/50,633 km, bằng 94,2% khối lượng giao theo kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đợt 1/2024.

Đến hết tháng 4/2024, tổng vốn đầu tư phát triển toàn huyện Văn Yên đạt 1.520/3.340 tỷ đồng, bằng 45,5% kế hoạch, tăng 37,2% so với cùng kỳ 2023.

Giá vàng SJC quay đầu giảm ngày thứ 3 liên tiếp sau khi lập đỉnh.

Sáng nay (13/5), giá vàng SJC tiếp đà giảm mạnh ngày thứ 3 liên tiếp. Thậm chí, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC lùi sâu về mốc 87 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục