Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU:

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU: Dân "đọc" Nghị quyết nhờ cán bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/5/2010 | 9:03:44 AM

YBĐT - Xác định một trong những vấn đề cốt yếu cản trở các chương trình kinh tế đầu tư vào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là do thiếu đất sản xuất. Vấn đề này làm cho các dự án đầu tư vào đây luôn thiếu tính bền vững. Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy là một bước đi quan trọng giải quyết vấn đề này.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu trồng cây ý dĩ làm dược liệu.
Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu trồng cây ý dĩ làm dược liệu.

Tuy nhiên, để có được thành công bước đầu như hôm nay lại là cả một quá trình nỗ lực, bền bỉ, tâm huyết, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là những cán bộ cơ sở, những người trực tiếp thực hiện.

Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết số 06 - NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai vùng cao, ông Vũ Quỳnh Khánh - Chủ tịch UBND huyện cho biết, 100% người dân ở hai xã Bản Mù và Trạm Tấu đều đã có đất sản xuất. Đây là hai xã được chọn làm thí điểm trước khi triển khai ra toàn huyện.

Xã Trạm Tấu có tới 86 hộ thiếu đất sản xuất và có tới 60% số hộ hàng năm phải cứu đói giáp hạt. Nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, khi đưa vào đã không đến được với người dân, do không có đất để thực hiện. Mùa A Ly ở thôn Tấu Trên mới ra ở riêng, bố mẹ lại không có đất để chia cho nên không có đất canh tác, thu nhập chủ yếu từ làm thuê hay đi rừng lấy gỗ bán. Được chị Thào Thị Dơ, người cùng thôn san sẻ cho 7.500 m2 nương, đối với Mùa A Ly đây là tài sản vô cùng quý giá. Ly tâm sự: “có đất, mình sẽ trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi thêm để tự đảm bảo không bị đói, cái bụng. no rồi thì mình mới làm được nhiều việc khác”.

Ở thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù, gia đình ông Tráng A Mua được xem là một trong những hộ có nhiều đất sản xuất của thôn. Tài sản đó một phần do ông bà để lại, một phần là nhờ cha con ông khai hoang. Có đất sản xuất, gia đình ông luôn đầy ắp thóc, ngô... Chủ trương nhường đất sản xuất của tỉnh được triển khai, ban đầu ông không đồng ý vì ông còn tới 3 người con chưa lập gia đình. Nhưng khi nghe cán bộ giải thích nhiều lần, ông đã hiểu ra. Mới đây, ông đã họp gia đình và đi đến quyết đồng ý nhượng một phần đất sản xuất cho người em trai và một người dân khác trong thôn. Giàng A Tu không giấu nổi niềm vui khi được nhà Mua nhường cho một hơn 1.000 m2 ruộng, nương sản xuất khá màu mỡ: “Từ trước đến giờ, chưa bao giờ tôi có được mảnh đất của riêng mình, bây giờ được nhà Mua cho đất, gia đình có đủ đất sản xuất và đủ ăn”. 73 hộ ở Bản Mù trước đây không có đất thì nay đã được 51 hộ khác nhường lại đất với tổng diện tích bàn giao cho các hộ là 29,58 ha. Xã Trạm Tấu có 86 hộ thiếu đất sản xuất, đã được nhận đất với 44,7 ha.

Gỡ bỏ tư tưởng bao chiếm đất đai, để người dân tự nhận thức, nhường lại một phần đất ít sử dụng cho những người thiếu đất là vấn đề tưởng như không thể. Nhưng, bằng sự quyết tâm, việc thực hiện theo một quy trình bài bản từ công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nhiều lần của cán bộ huyện Trạm Tấu đã đem lại thành công.

Chủ tịch UBND huyện tâm sự: “Công tác tuyên truyền, vận động người dân phải có cách làm thật phù hợp. nếu chỉ đem đem nghị quyết ra đọc cho người dân nghe thì họ sẽ không hiểu mà phải giải thích bằng ngôn ngữ gần gũi thì người dân mới hiểu hết được ý nghĩa, mục đích của Đảng. Bên cạnh đó, việc vận động người dân nhượng lại đất sản xuất gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, do có những hộ trước đây có đất nhưng bán đi vì nghiện ma tuý, hay vì lý do khác nên đa số không đồng ý nhường cho những hộ này. Hoặc có những hộ nhiều đất nhưng đông con muốn giữ lại... Đây là những vấn đề nan giải khi triển khai Nghị quyết số 06”.

Những hộ được nhận đất sản xuất trong năm 2009 tiếp tục được huyện theo dõi, tuyên truyền, vận động không trông chờ, ỷ lại  vào Nhà nước, tích cực lao động. Huyện chủ trương nắm bắt kịp thời và giải quyết những đề xuất, kiến nghị chính đáng của các hộ nhường đất để hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện của dân về đất đai và không để xảy ra việc tuyên truyền sai chủ trương, chính sách. 

Năm 2010, Trạm Tấu tiếp tục triển khai tại 4 xã: Bản Công, Túc Đán, Xà Hồ, Phình Hồ. Toàn bộ kế hoạch đã được huyện xây dựng chi tiết. Thành công bước đầu, những bài học kinh nghiệm quý giá khi triển khai Nghị quyết 06 - NQ/TU ở hai xã Bản Mù và Trạm Tấu là bước đệm quan trọng để giải quyết vấn đề đất sản xuất ở Trạm Tấu.

Anh Dũng

Các tin khác
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 20-5.

Từ nay đến cuối năm 2024, Chính phủ tập trung vào triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 1-7; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 9; thi công xong 1.000 km đường bộ cao tốc...

Sản xuất, chế biến chè tại Hợp tác xã Trà Shan tuyết Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, cơ chế để xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT).

Nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên khai thác quế hữu cơ.

Bên cạnh các chủ trương, chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự chủ động thay đổi phương thức sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế của người nông dân đã giúp tỉnh Yên Bái xây dựng và từng bước mở rộng diện tích một số vùng nguyên liệu chủ lực đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu khó tính nhưng đầy tiềm năng.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục