"Điểm nóng" Nậm Lành không còn "nóng"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/5/2012 | 3:00:30 PM

YBĐT - Xã vùng cao Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từng là "điểm nóng" về khai thác, chặt phá rừng.

Trong mỗi gia đình không chỉ có một hoặc hai người mà thậm chí cả gia đình đều sống dựa vào nghề khai thác gỗ rừng mưu sinh. Tình trạng chặt phá, khai thác gỗ rừng ở Nậm Lành khiến chính quyền xã, huyện và ngành kiểm lâm gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Vũ Đình Trường - Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Chấn từng là một kiểm lâm viên đã gắn bó hàng chục năm ở vùng thượng huyện, trong đó có xã Nậm Lành tâm sự: "Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, anh em kiểm lâm viên cơ sở đã rất nỗ lực trong công việc, phối hợp có hiệu quả với chính quyền cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; thường xuyên tuần tra kiểm soát trên các khu rừng trọng điểm, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, vận chuyển buôn bán lâm sản.

Trong những chuyến kiểm soát và "nằm vùng" tại cơ sở, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân phá rừng là do đời sống khó khăn, đất sản xuất ít. Cùng với đó, bà con có quan niệm "rừng là vườn nhà" nên chặt phá, khai thác rất tùy tiện. Do đó, chúng tôi đã tham mưu cho cấp trên xây dựng ý tưởng hướng người dân địa phương trở thành những  người giữ rừng, tai mắt của rừng.

Theo đó, trên 4 ngàn ha rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng đã được giao cho các nhóm hộ, cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ và được nhận tiền công chăm sóc bảo vệ hàng năm theo quy định của Nhà nước".

Anh Phùng Sinh Sưởng - Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Làng Cài cho biết: "Lúc đầu được giao khoán rừng chúng tôi cũng lo lắm, lo không hoàn thành nhiệm vụ, lo nhận thức của người dân xưa nay chỉ biết khai thác rừng, giờ bảo vệ ra sao. Nhưng cái hay của giao khoán, bảo vệ rừng là cho tất cả cộng đồng dân cư trong thôn, 145 hộ dân cùng bảo vệ rừng, cùng hưởng lợi từ rừng. Từ đó, người dân đã lên rừng chăm sóc cây, làm cỏ như vườn nhà mình. Tất cả các hộ dân trong thôn ngồi lại bàn thảo, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng theo những quy định nghiêm ngặt. Đến nay như đã thành thông lệ cứ 2 ngày là một nhóm hộ từ 2-3 gia đình đi tuần tra, canh gác, bảo vệ rừng".

Theo chân anh Sưởng và các hộ dân Làng Cài đi tuần tra bảo vệ rừng, chúng tôi mới cảm nhận được sự gian khó cũng như tấm lòng, trách nhiệm của người dân nơi đây với rừng. Những cánh rừng đã và đang hồi sinh trở lại. Cái cảnh từng đoàn ngựa thồ và các trai làng tay dao, tay cưa lên rừng khai thác gỗ từ sáng sớm đến chiều tối mới về nay đã không còn.

Ông Lý Kim Kinh - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành nói: "Từ khi thực hiện giao rừng cho cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ, ý thức bảo vệ rừng của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Họ mạnh dạn hơn trong việc tố giác sai phạm, giúp chính quyền xã, lực lượng kiểm lâm kịp thời nắm bắt tình hình và ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại đến rừng.

Điều quan trọng hơn là họ đã được nhận tiền công bảo vệ rừng nên có trách nhiệm hơn với rừng, không ai còn tư tưởng phá rừng nữa nên công tác bảo vệ, quản lý những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực, Nậm Lành không còn là "điểm nóng" của nạn chặt phá rừng". 

Thanh Phúc

Các tin khác
Huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thu ngân sách các tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm.

Huyện Yên Bình được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách nhà nước đầu năm là 410 tỷ đồng (trong đó thu từ tiền giao đất 140 tỷ đồng, thu cân đối 270 tỷ đồng); dự toán huyện giao là 430 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Đấu thầu thành công 7.900 lượng vàng miếng trong sáng 21/5. (Ảnh minh họa)

Phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay 21/5 đã diễn ra thành công với 9 đơn vị trúng thầu 79 lô, tương ứng 7.900 lượng.

Thành viên Tổ hợp tác Mảng Ngóc, thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên khai thác quế hữu cơ.

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chú trọng thực hiện nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT). Đây là yêu cầu đặt ra cấp thiết bởi nếu không có sự hợp tác, liên kết thì kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún khó có thể cạnh tranh và tiếp cận thị trường khi quá trình hội nhập kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục