Khó thực hiện Dự án chăn nuôi trâu, bò cho hộ nghèo ở Văn Chấn vì thiếu... đất trồng cỏ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2012 | 3:05:05 PM

YBĐT - Tính đến hết tháng 4, toàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã xây dựng và hoàn thiện việc phân bổ số lượng trâu, bò cho 25 xã với 1.719 con. Hiện nay một số xã vùng III đã và đang tiến hành triển khai thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đề ra.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế đất đai, lao động, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn; tạo tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống, UBND tỉnh đã có Quyết định 348/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 và Quyết định 1554/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo trong năm 2010-2011. Huyện Văn Chấn đã tích cực triển khai thực hiện Dự án theo Quyết định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp những khó khăn.

Để khôi phục và phát triển đàn đại gia súc, đặc biệt là hỗ trợ, giúp cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn có tư liệu sản xuất vươn lên xoá đói, giảm nghèo, huyện Văn Chấn đã xây dựng Dự án phát triển chăn nuôi trâu bò năm 2012.

Quy mô dự án là mua vào 1.719 con trâu, bò (trâu cái sinh sản 800 con, 900 bò cái sinh sản, 19 bò đực giống), nguồn vốn cho vay không lãi từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội thời gian không quá 5 năm với mức 10 triệu đồng/con trâu, 6 triệu đồng/con bò, hỗ trợ 100% giống bò đực.

 Đối tượng thụ hưởng là các hộ nghèo có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, nằm trong danh sách được UBND xã quyết định theo tiêu chuẩn hộ nghèo, có nhu cầu chăn nuôi thực sự và đủ điều kiện về lao động, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng theo yêu cầu. Hộ nghèo được bình xét công khai tại thôn, bản và có xác nhận của UBND cấp xã, địa điểm thực hiện tại 16 xã vùng III và 9 xã vùng thấp của huyện.

Để thực hiện có hiệu quả, huyện đã triển khai tất cả các nội dung của Đề án sâu rộng trong nhân dân, các thôn bản đã tiến hành làm tốt công tác bình xét chọn đúng đối tượng tham gia dự án một cách công khai, dân chủ, người dân tham gia dự án đều phấn khởi. Đây cũng là cơ hội và là những tiền đề cơ bản cho các hộ thoát nghèo, tiếp cận cách làm ăn mới.

Tính đến hết tháng 4, toàn huyện đã xây dựng và hoàn thiện việc phân bổ số lượng trâu, bò cho 25 xã với 1.719 con. Hiện nay một số xã vùng III đã và đang tiến hành triển khai thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên, đối với các xã vùng lòng chảo Mường Lò như: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn Lương, Thanh Lương... vẫn chưa thể thực hiện được bởi những quy định ngặt nghèo của Đề án.

Đối với các hộ tham gia Dự án phải có chuồng trại và có diện tích trồng cỏ 360 m2 được nghiệm thu mới được vay vốn mua trâu, bò. Diện tích 360 m2 cỏ đối với các xã vùng cao là hoàn toàn phù hợp nhưng với các xã vùng lòng chảo Mường Lò là điều khó có thể thực hiện.

Ông Hoàng Văn Xiển - Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn cho biết: “Dự án hỗ trợ hộ nghèo mua trâu, bò là một chủ trương lớn, hợp lòng dân, chắc chắn góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn. Tất cả những yêu cầu của Dự án chúng tôi đều thực hiện được, tuy nhiên, quy định mỗi hộ phải trồng 360 m2 mới được tham gia thì toàn xã Hạnh Sơn không hộ nào có thể thực hiện được, vì vậy đến hôm nay chúng tôi vẫn chưa thể triển khai được”.

Lý do mà xã Hạnh Sơn cũng như các xã khác trong vùng lòng chảo Mường Lò đưa ra là diện tích đất đai hạn hẹp, dân số đông. Ngoài diện tích đất ở, diện tích ruộng đã được giao nhận thì không còn đất để trồng cỏ.

Xã Hạnh Sơn có 1.223 hộ dân với trên 5.400 nhân khẩu, trong khi đó diện tích đất tự nhiên toàn xã chưa đầy 750 ha thì đã có 258 ha ruộng nước, hơn 200 ha đất đồi rừng còn lại là đất dân cư. Như vậy, Hạnh Sơn xã không biết lấy đâu ra đất để mỗi hộ tham gia trồng 360 m2 cỏ voi.

Theo Dự án phân bổ, toàn xã có 64 hộ được hỗ trợ phải cần 23.040 m2 đất thì chỉ có bỏ ruộng để trồng cỏ mới đảm bảo tiêu chí của Dự án. Qua thực tế, xã Hạnh Sơn có phong trào chăn nuôi rất tốt, toàn xã hiện có trên 800 con trâu, bò, mặc dù không có đồng cỏ nhưng trong những năm qua người dân nơi đây đã làm cây rơm và tận dụng lá ngô để dự trữ thức ăn cho gia súc.

Nhiều hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế nhờ Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh. (Ảnh: A Mua)

Bằng cách làm như vậy, trâu bò của Hạnh Sơn luôn béo tốt và có thức ăn thường xuyên, trong nhiều năm xã không có trâu, bò bị chết rét do có nguồn thức ăn dự trữ và làm chuồng trại chống rét cho gia súc. Vì vậy, để Hạnh Sơn cũng như các xã khác trong vùng thực hiện được Đề án, nên chăng huyện Văn Chấn cũng như tỉnh cho các xã này được làm cây rơm thay vì trồng 360 m2 cỏ. Rơm khô và lá cây ngô vụ đông là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc. Nếu dự án cứ cứng nhắc bắt các hộ phải có diện tích trồng cỏ thì hầu hết các hộ nghèo vùng Mường Lò không thể đủ điều kiện tham gia.

Thiết nghĩ, huyện và tỉnh cũng cần có những chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng, cần có sự vận dụng linh hoạt để tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng những chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục