Trấn Yên: Khó khăn trong thực hiện các công trình xây dựng cơ bản

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2012 | 9:41:31 AM

YBĐT - Năm 2012, do khó khăn chung của nền kinh tế và cũng là năm đầu thực hiện phân bổ vốn đầu tư theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên công tác đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Trấn Yên gặp không ít khó khăn.

Trước tình hình đó, Trấn Yên đã rà soát và ưu tiên triển khai những công trình phục vụ an sinh xã hội, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

Năm 2012, huyện Trấn Yên triển khai thực hiện 139 dự án với tổng vốn kế hoạch giao là 104,881 tỷ đồng. Để đảm bảo tập trung nguồn vốn, tránh dàn trải, lãng phí và khắc phục tình trạng nợ đọng kéo dài, ngay từ đầu năm huyện đã chỉ đạo các đơn vị làm tốt quy trình đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập, phê duyệt dự toán, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực đến nghiệm thu công trình, tiếp nhận và giải ngân nguồn vốn.

Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu triển khai công tác thi công các công trình chuyển tiếp và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Đặc biệt, với những công trình, dự án phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội và nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới như: đường vào các thôn, bản, hệ thống trường mầm non, hệ thống kênh mương, đập chứa nước… đã được huyện ưu tiên triển khai ngay khi có quyết định phê duyệt. Tính đến thời điểm 20/10/2012, giá trị khối lượng thực hiện các công trình trên toàn huyện là 48,119 tỷ đồng (đạt 46% kế hoạch), thực hiện giải ngân được 43,06 tỷ đồng (đạt 41,1% kế hoạch vốn giao).

Mặc dù rất nỗ lực thực hiện nhưng do giá vật liệu xây dựng biến động theo chiều hướng tăng đã gây không ít khó khăn cho các nhà thầu thi công. Mặt khác, do chế độ, chính sách liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản, giá đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi đã làm ảnh hưởng đến tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng của nhiều công trình. Số lượng chương trình, dự án phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư thực hiện nhiều như: lập đồ án, đề án xây dựng nông thôn mới; Chương trình 135 giai đoạn II; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới… trong khi đó trình độ quản lý dự án của UBND các xã còn chưa cập và hạn chế, công tác triển khai còn lúng túng, chưa nắm bắt được quy trình thực hiện do đó tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chậm.

Cùng với đó là việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công và Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ vốn đầu tư… Vì vậy, hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 dự án bị giãn tiến độ là đường vành đai thị trấn Cổ Phúc, đường nội thị thị trấn Cổ Phúc. Một số dự án chuyển tiếp phải dừng thi công như đường Việt Hồng - Hưng Thịnh, hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hưng Khánh.

Nhiều dự án đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được thanh quyết toán như nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu kế hoạch vốn giao năm 2012 (bao gồm cả 7 dự án chuyển tiếp năm 2011) 11,174 tỷ đồng thực hiện 9 dự án, trong đó 2 dự án đã hoàn thành trước 31/12/2011 hiện còn thiếu vốn và nhiều dự án thuộc các nguồn vốn khác cũng đang thiếu vốn.

Ông Phạm Lâm Phóng, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư và đảm bảo chất lượng các công trình, UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thanh tra, rà soát lại tất cả các công trình của những năm trước và năm 2012. Nhìn chung, các công trình đều đầu tư có hiệu quả. Song để tạo điều kiện cho huyện có thể hoàn thành những công trình cũ và hoàn thành kế hoạch đầu tư năm 2012, rất mong tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, bổ sung vốn đầu tư cho những dự án đã được phê duyệt và có tính cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”.

Bên cạnh đó, các ngành của tỉnh cần có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện một số chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 30b, tổ chức tập huấn chuyên đề về đầu tư xây dựng cơ bản cho UBND các xã.

Anh Dũng

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục