Nội lực phát triển kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/12/2012 | 2:51:54 PM

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Trung Tâm, huyện Lục Yên (Yên Bái) đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Với nội lực của địa phương, xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá ngành nghề… góp phần giảm 5% hộ nghèo mỗi năm, từng bước nâng cao đời sống thu nhập cho nhân dân.

Với 895 hộ ở 13 thôn gồm 4 dân tộc chính sinh sống là Dao, Tày, Nùng, Kinh. Để giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, Đảng bộ xã đã tập trung vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, loại bỏ các giống lúa dài ngày chuyển sang gieo cấy ở 63 ha lúa đông xuân, 66 ha lúa mùa với trên 95% diện tích là các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, do vậy năng suất trung bình đạt trên 10,5 tấn/ ha/ năm.

Cùng với cây lúa, hàng năm nhân dân còn đưa vào gieo trồng đạt 200 ha ngô, từ 70 ha đến 120 ha sắn, gần 20 ha khoai tím, lạc, đỗ tương và gần 40 ha rau màu, đậu đỗ các loại. Ngoài ra, nhân dân còn tích cực đầu tư chăm sóc 54 ha chè, 46 ha cây ăn quả như cam, quýt, đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc trên 750 con trâu, bò, 1.715 con lợn và trên 16.000 con gia cầm các loại.

Ông Lý Văn Quy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đối với xã Trung Tâm, có 8 thôn giáp với hồ Thác Bà, khu vực này chiếm đa số là đồng bào Dao sinh sống, nhân dân chủ yếu là sống bằng nghề trồng rừng và đánh bắt cá, tôm trên hồ Thác Bà, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, hàng năm xã đã tuyên truyền với nhân dân khai thác diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác từ 170 ha đến trên 200 ha, để trồng mới bằng các loại keo lai, bồ đề, giá trị từ rừng trồng khai thác hàng năm đã mang lại nguồn thu cho nhân dân gần 10 tỷ đồng mỗi năm”.

Đặc biệt, xã còn kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống, chữa cháy rừng, đẩy mạnh việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại cộng đồng dân cư thôn bản, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép, trên địa bàn, do vậy nhiều năm qua tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng không để xảy ra. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn trên 50%, Đảng bộ, chính quyền xã với mục tiêu phấn giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 5% theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra…

Bên cạnh những nỗ lực từ trồng trọt, chăn nuôi, hàng năm xã Trung Tâm còn tích cực vận động nhân dân tham gia nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất; mở mới nâng cấp hệ thống đường giao thông liên thôn. Đến nay, 13 thôn với 99,8% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xã đã duy trì và nâng cao chất lượng 8 nhà văn hoá thôn đã được ra mắt, trên 75% số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá.

Hiện nay, Trung Tâm đang nỗ lực triển khai đồ án xây dựng nông thôn mới được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, nhiều gia đình bước đầu đã tiến hành đo đạc, tự nguyện hiến đất vườn để mở rộng đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường theo tiêu chí “3 sạch”… đáp ứng các nhu cầu về vệ sinh môi trường cũng như sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Lãnh đạo phát triển kinh tế đi đôi với công tác xây dựng Đảng, được Đảng bộ và chính quyền xã Trung Tâm triển khai đồng bộ và hiệu quả cao, tạo đà cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Thái Hưng

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục