Từ ngày 13-12-2012: Diện tích đất ở tách thửa tối thiểu là 25m²

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/12/2012 | 7:53:03 AM

Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa (theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 25-2-2009) mà UBND TP vừa ban hành.

Cụ thể, những trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (muốn tách đất cho con ra riêng - PV) hoặc khi thừa kế, hòa giải tranh chấp, có nhu cầu tách thửa, UBND quận - huyện căn cứ quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điều kiện để hợp khối, cảnh quan khu vực và quy chuẩn xây dựng để giải quyết nhưng diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành không nhỏ hơn 25m² đối với trường hợp đất ở.

Còn đối với đất nông nghiệp, UBND quận - huyện căn cứ vào điều kiện thực tế, loại đất nông nghiệp tại địa phương để giải quyết tách thửa nhưng diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành không nhỏ hơn 300m².

TP cũng đã quy định rõ trường hợp chuyển mục đích một phần thửa đất sang đất ở thuộc khu vực đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, UBND quận - huyện căn cứ quy hoạch, nhu cầu của người sử dụng đất để xem xét, giải quyết tách thửa (không phải chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ khu đất như trước đây - PV). Thửa đất sau khi tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để xây dựng nhà ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu khi tách thửa tại địa phương.

Trường hợp thửa đất khi tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, người sử dụng đất có trách nhiệm đầu tư hoàn thiện, bàn giao và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất làm đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật. UBND quận-huyện nơi có thửa đất có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao và quản lý theo quy định.

Quy hoạch được căn cứ để tách thửa là quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét giải quyết tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục