Pá Hu chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2013 | 3:12:51 PM

YBĐT - Căn cứ Công điện của UBND tỉnh Yên Bái về việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, xã có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với nhân dân chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống rét cho đàn gia súc như: làm chuồng trại, không thả rông trâu, bò trong mùa đông, dự trữ thức ăn, nước uống...

Nhiều gia đình đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã biết dự trữ rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Nhiều gia đình đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã biết dự trữ rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Theo báo cáo của UBND xã Pá Hu (Trạm Tấu), vụ đông năm 2011 đã làm 73 con trâu, bò của xã bị chết đói, chết rét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Ngay khi bước vào vụ đông năm 2012, Đảng ủy, chính quyền xã Pá Hu đã lên phương án cụ thể, phân công cán bộ phụ trách thôn, bản kết hợp với cán bộ khuyến nông viên cơ sở chỉ đạo, đôn đốc nhân dân dự trữ rơm rạ, cỏ khô, làm chuồng trại che chắn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do giá rét gây ra đối với đàn gia súc của địa phương.

Đồng chí Thào A Tông - Bí thư Đảng ủy xã Pá Hu cho biết, là xã vùng cao, diện tích lúa nước ít, chỉ canh tác 1 vụ chiêm xuân, hơn nữa mùa đông khắc nghiệt hơn vùng thấp nên việc trồng cỏ rất khó khăn. Năm nào xã cùng vận động nhân dân trồng ngô, cỏ voi để dự trữ lương thực cho trâu, bò song diện tích  không tăng nhiều. Hiện tại, diện tích cỏ voi của toàn xã mới có 15ha, trong khi số gia súc tương đối lớn, gần 600 con trâu, bò, ngựa và trên 230 con dê.

Bước vào vụ đông năm 2012, chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội đoàn thể, trưởng thôn hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn cho gia súc trong những ngày giá rét, cho ăn bổ sung tinh bột, uống nước muối và không chăn thả vào những ngày nhiệt độ xuống thấp; tận dụng các loại cỏ, lá ngô, chuối rừng để bổ sung nguồn thức ăn dự trữ.

Căn cứ Công điện của UBND tỉnh Yên Bái về việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, xã có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với nhân dân chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống rét cho đàn gia súc như: làm chuồng trại, không thả rông trâu, bò trong mùa đông, dự trữ thức ăn, nước uống... Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ khuyến nông, thú y của các thôn, xã theo dõi tình hình dịch bệnh, tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc; trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc.

Trong đó hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định; cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động. Bên cạnh đó, xã đã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn khô, rơm rạ, cỏ khô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu; mỗi hộ gia đình chăn nuôi trâu phải có chuồng và một cây rơm, rạ, bảo đảm bình quân 5 - 7 kg rơm/con/ngày trong những ngày giá rét, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.

Những thôn có gió mạnh, cần che chắn chuồng trại kín đáo, dọn vệ sinh hàng ngày; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động chuẩn bị nguồn thức ăn có sẵn ở các địa phương kết hợp bổ sung thức ăn tinh, giàu đạm nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng phòng chống rét của trâu, bò; thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe vật nuôi hàng ngày, nếu phát hiện gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho thú y cơ sở; kiểm tra, lập biên bản đối với những hộ không thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của các cấp về công tác phòng, chống rét cho vật nuôi.

Cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước cho mỗi hộ dân 1 triệu đồng để làm chuồng trại, cây rơm, xã cũng vận động nhân dân, nhất là những thôn, bản diện khó khăn khẩn trương làm chuồng trại, nuôi nhốt gia súc trong mùa đông. Theo kế hoạch năm 2012, xã được hỗ trợ làm 33 chuồng trại, 91 cây rơm, nâng tổng số chuồng trại lên 162 chuồng. Từ đầu vụ rét đến nay, trên địa bàn xã chưa có trường hợp trâu, bò bị chết đói, chết rét.

Ông Giàng A Su ở thôn Km16 cho biết, gia đình chỉ có 1 con trâu, 1 con bò, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước đây, gia đình có 4 con trâu bò, cứ nghĩ ở dưới thấp không cần che, nuôi nhốt nên vụ rét đậm rét hại năm 2008 đã làm tất cả 4 con trâu, bò bị ngã quỵ trên nương, vừa thiệt hại về kinh tế lại không có trâu, bò phục vụ sản xuất. Phải mất hơn hai năm sau, gia đình mới có tiền mua được con trâu giống để gây lại.

Năm nay, khi bắt đầu vào vụ đông, gia đình đã chủ động làm chuồng trại và dự trữ thức ăn, nuôi nhốt trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Gia đình ông Sùng B ở Km16 cũng vậy. Những năm trước, nhà ông thường thả rông trâu, bò trên nương, đến khi mùa vụ mới lên tìm về. Có năm tìm về thêm được một đến hai con bê, nghé nhưng có năm lại mất một nửa bởi chúng chết đói, chết rét và ngã vực.

Năm nay, khi được Nhà nước hỗ trợ tiền làm chuồng trại và cây rơm, gia đình đã xung phong đi đầu đồng thời nhờ cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn cách cho ăn, cách phòng chống các loại dịch bệnh trong mùa đông.

Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng sự chủ động chuẩn bị các điều kiện bảo vệ đàn gia súc của các hộ dân, Pá Hu phấn đấu duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra cho đàn gia súc.

Thanh Tân

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC hiện đã giảm xuống dưới mốc 90 triệu đồng/lượng (Ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng.

Vùng bưởi xã Đại Minh, huyện Yên Bình được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 4 sao.

Là địa phương có sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phong phú, đa dạng, Yên Bái đã, đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn…

Tuần tra ở khu vực rừng tái sinh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp.

8.100 lượng vàng SJC đã được mua thành công với giá hơn 87,7 triệu đồng/lượng.

8 thành viên đã trúng thầu 8.100 lượng vàng SJC trong phiên đấu thầu vàng ngày 14/5, với giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục