Sản xuất hàng giả sẽ bị phạt tới 100 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/1/2013 | 8:36:42 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Tùy theo hành vi, tính chất và mức độ vi phạm, xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả, xử phạt từ 200 nghìn đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2013.

Nghị định quy định rõ, hàng giả là các loại hàng không có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên hoặc như đã đăng ký; hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp dưới 70% so với tiêu chuẩn; thuốc phòng bệnh cho người và vật nuôi không có dược chất hoặc hàm lượng thấp so với đăng ký; thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất…; hàng giả mạo về nhãn hàng hóa, bao bì như giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số đăng ký, tem, nhãn, địa chỉ…

Đối với các hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị đến 1 triệu đồng; phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ trên 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng; phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng…

Trong trường hợp hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên.

Riêng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ thì áp dụng các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xử lý.

Người vi phạm có thể phải chịu các hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; buộc phải tiêu huỷ hoặc thu hồi trong điều kiện quy định của pháp luật, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Suối Giàng được sản xuất đúng quy trình cho chất lượng cao.

Phát huy lợi thế địa phương, một hợp tác xã đến 90% thành viên là người dân tộc Mông đã biết khai thác, chế biến để vừa nâng cao giá trị sản phẩm Shan tuyết chè cổ thụ vừa nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái. Đó là Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Lãnh đạo xã Hán Đà trao đổi với nhân dân về phát triển mô hình kinh tế nông lâm nghiệp.

Để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Hán Đà, huyện Yên Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân đa dạng hóa các loại hình phát triển kinh tế tạo việc làm, nâng cao thu nhập; qua đó, hình thành các vùng phát triển kinh tế chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giá xăng dự báo được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày mai (16/5).

Theo thông lệ, ngày mai 16/5, giá xăng dầu bán lẻ trong nước bước vào kỳ điều hành mới với dự báo có nhiều thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục