Nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4)

Bảo đảm quyền của người khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 2:11:37 PM

Từ khi có Pháp lệnh về người tàn tật (NTT) năm 1998, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật (NKT) dựa trên cách tiếp cận bảo đảm quyền cho NKT và điều này tiếp tục được thể chế hóa và ghi nhận trong Luật NKT (2010).

Dạy nghề cho người khuyết tật là một nhiệm vụ trọng tâm của T.Ư Hội.
Dạy nghề cho người khuyết tật là một nhiệm vụ trọng tâm của T.Ư Hội.

Cùng đó, hệ thống chính sách, pháp luật về NKT đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi hơn cho NKT, giúp họ vươn lên, giảm bớt khó khăn, cải thiện điều kiện sống, được hòa nhập cộng đồng.

Hơn 20 năm qua, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT-TMC) Việt Nam đã vận động sự đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức các hoạt động, dự án trợ giúp NKT và trẻ mồ côi, góp phần vào việc thực hiện chính sách, bảo đảm quyền lợi, cải thiện, nâng cao đời sống của các đối tượng này. Trong quá trình đó, Hội đi từ cách tiếp cận hoạt động từ thiện, nhân đạo sang hoạt động bảo đảm quyền của NKT thông qua việc hỗ trợ cho họ cải thiện điều kiện sinh hoạt và có cơ hội thoát nghèo, để từ đó bằng chính khả năng của mình, tự tin, vượt qua nỗi đau, thiệt thòi, phấn đấu có cuộc sống tốt hơn, hòa nhập vào cộng đồng, xã hội, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Hiện nay, T.Ư Hội đang tập trung vận động các nhà hảo tâm quyên góp, chia sẻ để thực hiện sáu chương trình trọng yếu: Phẫu thuật mắt cho người khiếm thị; Phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; Tặng xe lăn, xe lắc, dụng cụ trợ giúp cho NKT gắn với việc giúp đỡ; Vận động xóa bỏ rào cản trong giao thông tại gia đình và cộng đồng dân cư; Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT; Tặng xe đạp, học bổng cho trẻ mồ côi; và Chương trình hỗ trợ sinh kế cho NKT-TMC. Các chương trình này được triển khai từ T.Ư Hội đến 44 tỉnh, thành hội ở địa phương và đã phát huy hiệu quả.

Trong hoạt động, Hội Bảo trợ NTT-TMC Việt Nam luôn xác định là tổ chức tự nguyện làm công tác từ thiện với tinh thần tận tâm, trách nhiệm, công khai, minh bạch, sử dụng tiền ngân sách, tiền ủng hộ, trợ giúp của tổ chức, cá nhân hảo tâm, từ thiện với phương châm hiệu quả, bền vững, tất cả vì NKT-TMC. Vì vậy, năm 2012 và 2013 đã được các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tin tưởng, tiếp tục ủng hộ, đóng góp vào quỹ hội các cấp với số tiền, hiện vật quy tiền trị giá 258 tỷ đồng năm 2012 và năm 2013 là 409 tỷ đồng. Từ số tiền nói trên, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo, nhưng trong đó, chủ động tạo việc làm "trao cần câu" được Hội chú trọng quan tâm, bởi đây là phương thức hữu hiệu giúp NKT tự chủ trong cuộc sống. Chỉ tính riêng năm 2013, T.Ư Hội phối hợp 16 Hội địa phương và các cơ sở dạy nghề tổ chức 33 lớp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho 572 học viên. Sau khóa học, có 469/572 người, chiếm tỷ lệ 82% có việc làm với mức thu nhập từ 350 nghìn đồng đến 3.000.000 đồng/tháng, tạo điều kiện giúp họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng.

Hỗ trợ sinh kế cho NKTTMC trên địa bàn cấp xã cũng được T.Ư Hội quan tâm và thí điểm xây dựng. Nếu như năm 2012, mô hình này hỗ trợ cho 10.278 NKT-TMC của 10.193 hộ nghèo ở 96 xã, trong đó có 74 xã xây dựng nông thôn mới, thì năm 2013 đã có thêm 50 xã được hỗ trợ sinh kế giúp cho 7.000 NKT-TMC được hưởng lợi, mang lại hiệu quả thiết thực, trợ giúp bền vững, nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho NKT-TMC, được các cấp hội nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khơi dậy được tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm, giúp đỡ của dòng họ, cộng đồng, cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể đối với những NKT và gia đình họ.

Từ những hoạt động bền bỉ đó cùng sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất và tinh thần của các nhà hảo tâm, Hội Bảo trợ NTT-TMC Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc chuyển biến nhận thức, tạo điều kiện, trợ giúp NKT-TMC để họ tự tin vươn lên, hòa nhập cộng đồng, được hưởng các quyền con người, như chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đề ra.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Khánh Thiện tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội LHTN Việt Nam xã nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tính đến ngày 26/4, 24/24 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) Việt Nam các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên đã tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở theo đúng tiến độ, kế hoạch của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện đề ra.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Sáng 26/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị thống nhất, triển khai nhiệm vụ diễn tập năm 2024.

Yên Bái tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho thanh niên.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 24/4/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Các đồng chí cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, huyện Trấn Yên tham gia công trình mở đường Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu tham dự buổi gặp mặt.

Gần 200 ĐVTN huyện Trấn Yên đã tham gia chiến dịch mở đường lên Tà Xi Láng với trên 3.000 công lao động. Kết thúc chiến dịch, đã có 5 ĐVTN của huyện được kết nạp Đảng, 2 đồng chí được khen thưởng vì những đóng góp cho công trình; đặc biệt, đã có 2 cặp đôi nên duyên vợ chồng; nhiều đồng chí hôm nay đang là cán bộ chủ chốt từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thị trấn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục