Hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/8/2016 | 1:51:50 PM

YBĐT - Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2016.

Nghị định 39/NĐ-CP sẽ là nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo động lực trong việc thực hiện chính sách dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị định 39/NĐ-CP sẽ là nhân tố rất quan trọng, góp phần tạo động lực trong việc thực hiện chính sách dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng/người từ tháng đầu sau sinh con.

Ngày 15/4/2016, Liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH quy định chi tiết Nghị định số 39/2015/NĐ-CP để hướng dẫn việc thực hiện Nghị định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi kinh phí hỗ trợ; nguồn kinh phí; lập dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách Nhà nước; chế độ báo cáo; trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/5/2016.

Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Nghị định số 39 ra đời sẽ góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, bởi thực tế, phần lớn phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi sinh con, nhất là thiếu thốn về kinh tế.

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân số trên địa bàn vùng cao, dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay, tỷ suất sinh thô và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn cao, mức sinh hàng năm giảm chậm, chưa bền vững, tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai đạt thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả tỉnh…

Vì vậy,  chính sách này sẽ là yếu tố quan trọng giúp khắc phục những khó khăn có tính chất đặc thù và trở thành động lực trong việc thúc đẩy việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình của vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và của tỉnh nói chung.

Triển khai thực hiện Nghị định này, UBND tỉnh Yên Bái đã có Công văn số 1354/UBND-VX ngày 29/6/2016 về việc hỗ trợ phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số, giao UBND các huyện lập dự toán gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Y tế tổng hợp báo cáo việc thực hiện hàng năm.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cũng đã có công văn số 34/CCDS-KH ngày 12/7/2016 về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH yêu cầu trung tâm Dân số - kế hoạch hoá gia đình các huyện lập danh sách đối tượng được hỗ trợ để gửi Sở Tài chính.

9 đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP

Theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP, đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau: 

 1. Sinh một hoặc hai con;

 2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;

4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;

5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;

7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);

8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;

9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 

 Hạnh Quyên

Các tin khác
Lãnh đạo xã Khánh Thiện tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội LHTN Việt Nam xã nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tính đến ngày 26/4, 24/24 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) Việt Nam các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên đã tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở theo đúng tiến độ, kế hoạch của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện đề ra.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Sáng 26/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị thống nhất, triển khai nhiệm vụ diễn tập năm 2024.

Yên Bái tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho thanh niên.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 24/4/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Các đồng chí cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, huyện Trấn Yên tham gia công trình mở đường Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu tham dự buổi gặp mặt.

Gần 200 ĐVTN huyện Trấn Yên đã tham gia chiến dịch mở đường lên Tà Xi Láng với trên 3.000 công lao động. Kết thúc chiến dịch, đã có 5 ĐVTN của huyện được kết nạp Đảng, 2 đồng chí được khen thưởng vì những đóng góp cho công trình; đặc biệt, đã có 2 cặp đôi nên duyên vợ chồng; nhiều đồng chí hôm nay đang là cán bộ chủ chốt từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thị trấn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục