Nội dung sách giáo khoa không thay đổi hằng năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/9/2018 | 8:48:39 AM

YênBái - Đây là khẳng định của lãnh đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam trong cuộc gặp mặt với một số cơ quan báo chí trao đổi về những vấn đề xung quanh câu chuyện sách giáo khoa (SGK), chiều 21/9.

Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam Lê Hoàng Hải minh họa quy trình biên soạn SGK.
Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam Lê Hoàng Hải minh họa quy trình biên soạn SGK.

Tại cuộc gặp mặt, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam Hoàng Lê Bách đã thông tin về quy trình biên soạn, biên tập, thẩm định, phê duyệt xuất bản, in và phát hành SGK.

Cụ thể gồm 6 bước:
 
(1) Biên soạn: Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn SGK;
 
(2) Biên tập: NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức biên tập qua nhiều vòng (Biên tập, minh họa, thiết kế, chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo);
 
(3) Dạy thí điểm: Hoàn thiện bản thảo mẫu, thông qua Hội đồng quốc gia thẩm định, lãnh đạo Bộ phê duyệt -> In sách giáo khoa thí điểm -> Tổ chức dạy thí điểm ở một số trường/vùng/miền (trong 2 năm) -> Tổ chức lấy góp ý của các trường dạy thí điểm, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hoàn thiện sách giáo khoa thí điểm sau dạy thí điểm;
 
(4) Thẩm định: Hội đồng quốc gia thẩm định SGK (2 đến 3 vòng) -> Các tác giả phối hợp với biên tập viên, họa sĩ chỉnh sửa, hoàn thiện sau thẩm định -> In thử SGK để tập huấn giáo viên và gửi đọc góp ý của các Sở GD&ĐT, các Viện nghiên cứu, nhà khoa học... -> Hoàn thiện trình Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thông qua và trình Bộ trưởng phê duyệt;
 
(5) Phê duyệt: Lãnh đạo Bộ phê duyệt, kí ban hành chính thức SGK;
 
(6) In – Phát hành: Giao NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện in, phát hành.

Theo quy trình này, sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua và Bộ trưởng kí ban hành, SGK không được chỉnh sửa nội dung nếu không được Bộ GĐ&ĐT phê duyệt. Bất kì chỉnh sửa nội dung nào đều phải thông qua Hội đồng quốc gia thẩm định SGK xem xét và Bộ trưởng phê duyệt.

Do đó, ông Bách khẳng định, "nội dung sách được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách (2002 - 2008) đến nay”.

Tuy vậy, theo Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, trong trường hợp có những thay đổi lớn về quản lí Nhà nước hoặc những phát hiện mới trong khoa học có ảnh hưởng sâu rộng cần phải điều chỉnh liên quan đến kiến thức trong SGK, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT)  sẽ chỉ đạo chỉnh sửa, cập nhật nội dung. Ví dụ, tháng 8 năm 2008, Chính phủ đã điều chỉnh mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội bao gồm cả tỉnh Hà Tây nên phải viết lại bài Thủ đô Hà Nội trong sách Địa lý; hay năm 2006, các nhà khoa học trên thế giới xác định Diêm Vương tinh không được xem là một hành tinh, nên SGK Vật lí phải điều chỉnh kiến thức này. Tất cả các điều chỉnh trong SGK đều được Hội đồng quốc gia thẩm định xem xét và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Minh họa làm rõ hơn quy trình biên soạn SGK, cầm cuốn Hình học lớp 12 nâng cao trên tay, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam Lê Hoàng Hải cho biết: "Để NXB Giáo dục Việt Nam có thể in được cuốn sách này thì năm 2002 trên bản được Hội đồng thẩm định, lãnh đạo Bộ GD&ĐT phê duyệt phải có đầy đủ chữ ký của Biên tập viên, Trưởng Ban biên tập, Chủ biên môn học, Tổng chủ biên cấp học, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Vụ Giáo dục trung học, và ký phê duyệt của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Vinh Hiển”.

Theo ông, 16 năm qua, nội dung bản SGK này vẫn "trung thành” với bản đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký duyệt.

Ông Hải thông tin thêm, ở những môn xã hội phức tạp, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau như môn Ngữ văn thì số lượng chữ ký và quá trình thẩm định được kéo dài hơn rất nhiều với môn tự nhiên.

Tiếp tục minh họa cho việc nội dung SGK có thay đổi hay không, cầm cuốn SGK Tiếng Việt 1, ông Hải chia sẻ: Đây là cuốn xuất bản lần đầu năm 2002, tất cả nội dung trên từng trang của cuốn xuất bản lần đầu này và cuốn xuất bản lần thứ 16 của năm nay đều trùng khớp nhau. Tương tự, nhiều cuốn khác như: Tập viết, SGK Tiếng Việt 1 tập 2, SGK Toán 1... xuất bản lần thứ 16 đều giữ nguyên nội dung xuất bản lần đầu.

"Như vậy, SGK từ lần xuất bản đầu tiên đến bây giờ là không thay đổi nội dung, trừ một số cuốn cụ thể đã được Tổng Giám đốc Hoàng Lê Bách thông tin ở trên” – ông Hải nhấn mạnh lại.

Theo báo cáo của NXB Giáo dục Việt Nam, vì nội dung SGK được giữ ổn định qua nhiều năm nên NXB Giáo dục Việt Nam đã phát động và duy trì phong trào sử dụng lại SGK cũ. Thực tế mỗi năm có gần 35% lượng SGK cũ được học sinh sử dụng lại.

Cụ thể: Năm 2018 cả nước có gần 17 triệu học sinh. Theo danh mục SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt từ lớp 1 đến lớp 12, thì trung bình mỗi học sinh cần 10,5 bản sách. Nếu tất cả các học sinh đều sử dụng SGK mới, số lượng SGK cần in là khoảng 170 triệu bản.

Trong khi đó, năm 2018, số lượng SGK được NXB Giáo dục Việt Nam phát hành là 110 triệu bản, chỉ đáp ứng nhu cầu của gần 65% học sinh, số còn lại là các em sử dụng SGK cũ, SGK mượn từ thư viện, tủ sách dùng chung...
 
(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Yên Bái tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho thanh niên.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 24/4/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương bấm nút Khai mạc tháng ATVSLĐ và tháng Công nhân

Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024. Sự kiện do Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Sáng nay- 26/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với chủ đề: "Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết".

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng gay gắt.

Thống kê từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục