Bộ Công thương sẽ quản lý rượu, bia, sữa chế biến...

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/12/2018 | 9:46:33 AM

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

Thông tư này quy định về các nội dung: 1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; 3. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; 4. Thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với: Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: Rượu từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; dầu thực vật từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; bánh kẹo từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên…

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với: cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định nêu trên…

Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngàyGiấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định.

Thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc và được xử lý theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc là: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định; cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:

Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác.

Tái xuất: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Trước đây, quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) luôn bị các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm phàn nàn quá chồng chéo, một hộp sữa, một chai bia... đều do 3 bộ quản lý.

Do đó, khi cần quy trách nhiệm, không đơn vị nào chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Chẳng hạn, hộp sữa ngay nguyên liệu sữa tươi đầu vào thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quản lý, đưa vào đóng hộp là ngành công nghiệp thuộc Bộ Công thương quản lý, nếu trong hộp sữa nhà sản xuất muốn đưa thêm một số vitamin bổ sung như sắt, canxi... sẽ do Bộ Y tế quản lý.

Thông tư mới nhất của Bộ Công thương thực hiện theo Nghị định 15 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, việc phân trách nhiệm quản lý của 3 Bộ nói trên rõ ràng hơn.

Các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp thực phẩm với cụ thể 8 nhóm hàng nói trên với công suất lớn sẽ do Bộ Công thương quản lý theo quy định tại Thông tư 43 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và bãi bỏ Thông tư 58/2014, một số chương trong Thông tư 40/2013 về quản lý ATTP cũng do Bộ này quản lý).

Các sản phẩm tươi như thịt, rau củ quả sẽ do Bộ NN-PTNT quản lý về ATTP.

Các thực phẩm còn lại, chủ yếu liên quan sức khỏe người tiêu dùng sẽ do Bộ Y tế quản lý.

(Theo Báo Đất Việt)

Các tin khác
Lãnh đạo xã Khánh Thiện tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Hội LHTN Việt Nam xã nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tính đến ngày 26/4, 24/24 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) Việt Nam các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên đã tổ chức thành công đại hội cấp cơ sở theo đúng tiến độ, kế hoạch của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam huyện đề ra.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Sáng 26/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị thống nhất, triển khai nhiệm vụ diễn tập năm 2024.

Yên Bái tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho thanh niên.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 24/4/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Các đồng chí cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên, huyện Trấn Yên tham gia công trình mở đường Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu tham dự buổi gặp mặt.

Gần 200 ĐVTN huyện Trấn Yên đã tham gia chiến dịch mở đường lên Tà Xi Láng với trên 3.000 công lao động. Kết thúc chiến dịch, đã có 5 ĐVTN của huyện được kết nạp Đảng, 2 đồng chí được khen thưởng vì những đóng góp cho công trình; đặc biệt, đã có 2 cặp đôi nên duyên vợ chồng; nhiều đồng chí hôm nay đang là cán bộ chủ chốt từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thị trấn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục