Cần cảnh giác với kẻ mua bán phụ nữ và trẻ em gái

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có một số phụ nữ, trẻ em gái bị mất tích không rõ lý do. Theo đơn tố giác của thân nhân những người này thì họ bị một số đối tượng đến nhà rủ sang Trung Quốc làm ăn đến nay chưa thấy về và cũng không có tin tức gì.

Trong quá trình mở rộng điều tra một số nạn nhân bị lừa gạt bán sang Trung Quốc đã trốn được về Việt Nam cung cấp cho cơ quan điều tra những bằng chứng về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em của những kẻ buôn người. Từ đây các băng nhóm mua bán phụ nữ và trẻ em gái lần lượt được đưa ra ánh sáng pháp luật.

Để lừa gạt được phụ nữ, trẻ em bán ra nước ngoài, những kẻ buôn người đã sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. Trong số những thủ đoạn mà bọn buôn người sử dụng thì thủ đoạn rủ phụ nữ, trẻ em sang nước ngoài kiếm việc làm là thủ đoạn được những kẻ buôn người hay sử dụng nhất. Với thủ đoạn hứa tìm việc làm cho người bị hại, băng nhóm buôn người của Vũ Văn Thiện cùng đồng bọn đã lừa gạt trót lọt nhiều cô gái trẻ sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Cụ thể trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10/2005 Vũ Văn Thiện và Phạm Văn Ân đã lừa gạt được chị Lường Thị O (SN 1982) trú tại Noong Khoang 2, Nghĩa Sơn, Văn Chấn và chị Lường Thị S (SN 1980) cùng trú tại địa phương trên bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Để lừa gạt được chị O và chị S, tên Thiện hứa đưa hai chị lên Lào Cai làm "ôsin" lương 1.000.000 đ/tháng. Lên tới Lào Cai, bọn Thiện, Ân tìm cách đưa hai người sang Trung Quốc bán cho chủ chứa gái mại dâm là Trần Thị Dung. Tại nhà Dung ngay buổi đầu tiên chị O và chị S đã bị ép phải bán dâm cho khách. Sau 4 tháng bị buộc phải hành nghề, lợi dụng sự sơ hở của bọn chủ chứa, chị O và chị S đã trốn thoát được trở về Việt Nam tố cáo hành vi phạm tội của bọn Thiện, Ân.

Bên cạnh thủ đoạn hứa hẹn tìm kiếm việc làm mà bọn buôn người vẫn thường áp dụng đối với những chị em nhẹ dạ cả tin, bọn chúng còn sử dụng cả những chiêu "độc" hơn là "lừa tình". Trường hợp của Nguyễn Thị T là một ví dụ. Do biết cháu L (SN 1989) có mâu thuẫn với gia đình nên đã bỏ nhà đi tìm việc làm. T đã làm quen và hứa tìm việc làm cho L. Trong thời gian đó T tỏ ra quan tâm và có tình cảm với cháu L. Do tuổi đời còn quá trẻ nên L không nhận ra được thủ đoạn và dã tâm của T nên đã vô tư đón nhận tình cảm và sự săn sóc của T. Sau khi đã chiếm được lòng tin của L, T liền tìm cách đưa L sang Trung Quốc bán cho chủ chứa. T rủ L sang Trung Quốc chơi. Đến nơi T bán L cho một người đàn ông Trung Quốc rồi bỏ về Việt Nam. Cũng như biết bao cô gái khác bị lừa bán, L cũng bị ép phải bán dâm ngay buổi đầu tiên đặt chân lên đất khách.

Những năm gần đây tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp. Ngày càng có nhiều phụ nữ, trẻ em bị lừa gạt, mua bán cho các chủ chứa trong nước và nước ngoài. Do việc mua bán phụ nữ, trẻ em được thực hiện một cách dễ dàng, không cần phải đầu tư vốn liếng, thu lợi nhuận cao nên bất chấp pháp luật, dư luận xã hội, nhiều kẻ buôn người đã lao vào con đường mua bán phụ nữ, trẻ em gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho gia đình và xã hội. Hầu hết số nạn nhân bị lừa bán sang nước ngoài đều phải chịu chung số phận "lấy chồng" ngoại hoặc bị ép làm gái mại dâm nếu chống cự hay bỏ trốn sẽ bị đánh đập, bỏ đói, hay cưỡng hiếp..., có những nạn nhân bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn. Nếu có người nào may mắn trốn thoát được trở về Việt Nam thì cũng phải gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, có những nạn nhân đang phải hàng ngày đối mặt với căn bệnh quái ác như: lậu, giang mai, HIV... Một số người bị mất hoàn toàn khả năng làm mẹ do nạo phá thai quá nhiều dẫn đến vô sinh. Và có một trở ngại rất lớn khác đối với chị em phụ nữ, trẻ em gái từng là nạn nhân bị mua bán sang nước ngoài nay có cơ hội trở về Việt Nam lại phải đối mặt với dư luận xã hội ở chính tại địa phương mình. Chị P - một nạn nhân kể: "Trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ tôi mới trốn thoát được về nhà. Cứ tưởng sẽ được gia đình đón nhận, nào ngờ bố mẹ anh chị em ghẻ lạnh, hàng xóm láng giềng xa lánh. Trong mắt họ tôi không phải là nạn nhân, là người bị lừa gạt mà là đứa con gái hư hỏng đã bỏ nhà sang Trung Quốc làm điều nhơ bẩn, có lẽ tôi phải bỏ nhà, bỏ quê hương đi nơi khác làm ăn thì mới yên thân được". Cũng tương tự như hoàn cảnh của chị P, hai cháu Trần Thị H và Trần Thị N cũng chung cảnh ngộ. Sau khi hai cháu H và N bị người bạn học cùng lớp là Nguyễn Văn Luân lừa bán sang Trung Quốc. Nhưng khi trốn được về Việt Nam lại bị anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng dị nghị, hai cháu không chịu nổi dư luận xã hội đã bỏ nhà ra đi đến nay không rõ tung tích.

Có lẽ, đã đến lúc dư luận xã hội cần phải có cái nhìn khác đối với những người từng là nạn nhân bị lừa gạt bán sang nước ngoài, cần phải có cái nhìn rộng mở và đón nhận những số phận kém may mắn đã bị bọn buôn người lợi dụng, lừa gạt trở về với quê hương, gia đình để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Sự xa lánh hay bất cứ một cử chỉ thiếu thiện cảm nào của xã hội đối với những số phận kém may mắn này càng chỉ đẩy họ vào chỗ bế tắc và có thể dẫn họ quay trở lại con đường cũ hay mắc phải những vi phạm pháp luật khác. Trước thực trạng mua bán phụ nữ và trẻ em đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp như hiện nay, bên cạnh việc các cơ quan chức năng đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, các chị em và các bé gái cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng và suy xét thật kỹ trước những lời dụ dỗ, hứa hẹn ngọt ngào về một công việc nhàn hạ và một viễn cảnh tươi đẹp đang chờ đón nơi đất khách của những đối tượng không quen biết. Mặt khác, chính quyền địa phương và các chi hội phụ nữ cũng cần quan tâm hơn nữa đến hoàn cảnh gia đình của các chị em ở địa phương mình để có sự hướng dẫn, giúp đỡ chị em làm kinh tế gia đình ở địa phương, ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất việc chị em phải rời bỏ quê hương đến nơi khác tìm kiếm việc làm. Đây cũng chính là một số biện pháp giúp ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Thị Thủy
  

Các tin khác
Bị cáo Nguyễn Thanh Long (hàng sau) và bị cáo Phạm Duy Tuyến (áo dài tay hàng trước) tại phiên tòa phúc thẩm

Tại phiên toà, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận hành vi nhận hối lộ 2,25 triệu USD như bản án sơ thẩm cáo buộc, không bào chữa thêm.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cảnh báo người dân về tình trạng có một số đối tượng giả danh người của đơn vị này yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân.

Các bị cáo tại toà phúc thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm, Phan Quốc Việt xin giảm nhẹ hình phạt và cho rằng tổng số tiền gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng trong vụ án Việt Á là chưa đúng.

Ông Nguyễn Thanh Long và Phan Quốc Việt đều có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau bản án sơ thẩm.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt cùng 10 bị cáo có kháng cáo sẽ hầu tòa phúc thẩm trong ngày 15/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục