Gian hàng lừa đảo vẫn tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/3/2024 | 7:56:14 AM

Lợi dụng chính sách không cho khách hàng đồng kiểm khi nhận hàng online, các shop bán hàng lừa đảo xuất hiện đầy trên các sàn thương mại điện tử.

Các sản phẩm tai nghe Marshall giá siêu rẻ bán đầy trên website thương mại điện tử
Các sản phẩm tai nghe Marshall giá siêu rẻ bán đầy trên website thương mại điện tử

Anh Thanh, ngụ huyện Bình Chánh - TP HCM, chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ đã qua sử dụng. Anh thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, không phải để mua mà để nắm thông tin thị trường và biết chiêu trò của các shop/gian hàng bán hàng lừa đảo.

Theo anh Thanh cho biết hàng dỏm, hàng giả trên thương mại điện tử thường tập trung ở nhóm hàng công nghệ bởi giá trị lớn, hình thức của hàng chính hãng và hàng lừa đảo giống nhau, chỉ khác nhau ở cấu hình bên trong. "Người mua không am hiểu về sản phẩm, không có cơ sở kiểm chứng và ham giá rẻ rất dễ rơi vào bẫy lừa đảo" – anh Thanh nói.

Anh dẫn chứng laptop Dell 9310 2in1 xoay gập 360 độ, SSD 512 GB, giá chính hãng hằng chục triệu đồng nhưng sàn thương mại điện tử giá chỉ 3 triệu đồng, giảm còn chưa tới 2,1 triệu đồng. Điện thoại iPhone 14 Pro chính hãng giá khoảng 25 triệu đồng nhưng trên shop online chỉ khoảng 8-9 triệu đồng. Đến 99,9% đây đều là hàng "fake" vì hàng thật không thể có giá rẻ như vậy.

"Cuối năm 2023, cơ quan quản lý thị trường TP Hà Nội bắt 1 kho hàng giả thương hiệu Marshall (Anh) cực lớn, trị giá hơn 4,4 tỉ đồng. Đến nay, các loại loa bluetooth thương hiệu nổi tiếng này vẫn bán tràn lan trên thương mại điện tử, giá chỉ vài trăm ngàn đồng/món" – anh Thanh nêu thêm ví dụ.

Anh Thành Vinh, ngụ quận 3, TP HCM thì phát hiện hàng loạt đánh giá giống nhau của cùng một tài khoản hoặc na ná nhau dưới các sản phẩm máy ảnh, điện thoại... trên các gian hàng trên sàn Shopee. Nghi ngờ, anh Thành Vinh tìm qua một số người chơi máy ảnh, thì được cảnh báo nguy cơ lừa đảo.

Giám đốc kinh doanh một sàn thương mại điện tử tại TP HCM cho biết thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay là đăng bán các sản phẩm có giá trị cao như đồ điện tử, điện thoại… với giá bán rất rẻ so với giá chính hãng, kèm theo đó là những dòng mô tả như "giảm giá sốc", "thanh lý xả kho"… Cũng có trường hợp, đối tượng lừa đảo rao bán sản phẩm "siêu khuyến mãi" với giá rẻ hơn 3-4 lần so với giá niêm yết và giao hàng không có giá trị.

Vậy, làm sao để nhận biết shop lừa đảo? Theo vị giám đốc này, dấu hiệu đầu tiên là shop bán những sản phẩm có giá trị cao trên thị trường với giá rẻ chỉ bằng ½, 1/3, thậm chí 1/10 giá chính hãng.

Thứ 2, sản phẩm trên shop có tổng lượt bán nhiều nhưng ít hoặc không có đánh giá phản hồi, cho thấy khả năng shop đã thuê bên thứ 3 vào mua đơn ảo để tạo lượt bán ảo cho sản phẩm.

Một dấu hiệu nhận biết nữa là ở phần đánh giá sản phẩm, nếu shop thuê dịch vụ tăng lượt mua và đánh giá phản hồi thì các đánh giá đều khen hết nấc và gần giống nhau.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Dâng điều hành 2 nhóm lừa đảo.

Mỗi ngày, nhóm đối tượng giả danh nhân viên sàn thương mại điện tử, thực hiện từ 1.500 - 2.000 cuộc gọi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dùng cần xác minh kỹ thông tin trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền. Ảnh minh họa.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp khi nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo.

Lực lượng chức năng tiến hành phân loại, khám xét hiện trường.

Dâng thuê 12 đối tượng gọi điện, tiếp cận nhiều người để lừa đảo. Trung binh các đối tượng gọi từ 1.500 – 2.000 cuộc điện thoại một ngày để thực hiện hành vi phạm tội.

8 đối tượng bị khởi tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

8 đối tượng đã mượn danh, mạo danh cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí để đe dọa người khác chiếm đoạt tài sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục