Hôm nay, Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/3/2024 | 7:28:42 AM

Hôm nay, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa sẽ luận tội và đề nghị mức án đối với Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Bị cáo Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan.

Hôm nay (ngày 19-3), sau gần hai tuần xét xử sơ thẩm, đại diện VKS sẽ luận tội và đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.

Có 85 bị cáo bị xét xử về hành vi sai phạm gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng theo cáo buộc của VKS.

Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí bị xét xử khi có cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của bà Lan 1.000 tỉ đồng.

Tính từ 5-3 đến nay, trải qua 9 ngày xét xử, HĐXX, đại diện VKS và các luật sư đã xét hỏi đối với các bị cáo, bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tại phần thẩm vấn, bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày không thao túng SCB và đã mang tài sản của gia tộc đưa vào SCB để tái cơ cấu ngân hàng này. Bị cáo Lan không chỉ đạo thành lập các công ty "ma” và bị cáo không biết công ty "ma” là gì, vì các công ty này có thật, có tài sản đảm bảo và hoạt động…

Đối với các bị cáo còn lại bị cáo buộc giúp sức cho bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội. Đối với 2 bị cáo xét xử vắng mặt và 5 bị cáo trốn truy nã bị đưa ra xét xử vắng mặt đều được HĐXX công bố lời khai.

Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí đã thừa nhận hành vi phạm tội và sẽ nộp lại số tiền đã chiếm đoạt của bà Lan. Trước đó, bị cáo Trí đã khắc phục hơn 800 tỉ đồng và vợ bị cáo Trí tiếp tục xin được khắc phục thêm 266 tỉ đồng ngay trong vụ án này.

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm gần như tuyệt đối với 91,5% cổ phần của SCB từ đó thao túng toàn bộ hoạt động của SCB.

Giúp sức cho Trương Mỹ Lan, các đồng phạm đã tuyển chọn, bố trí nhân sự, thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân, sử dụng công ty "ma”; thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; lập hồ sơ vay vốn khống, "cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ…

Các đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan chia thành nhiều nhóm, với các chức vụ, vai trò khác nhau như:

6 cựu lãnh đạo SCB: Đinh Văn Thành (bỏ trốn, xét xử vắng mặt) và Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung.

Nhóm bị cáo thuộc hệ thống Vạn Thịnh Phát: Tạ Chiêu Trung (Tổng giám đốc Công ty Việt Vĩnh Phú), Hồ Bửu Phương (Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula), Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Windsor), Đặng Phương Hoài Tâm (Phó trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Nhóm bị cáo cựu lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ở nhiều bộ phận, chi nhánh khác tại SCB ký hợp thức hồ sơ các khoản vay khống để Trương Mỹ Lan rút tiền.

Nhóm các bị cáo câu kết với SCB thành lập các công "ma”, tạo lập các khoản vay; nhóm các bị cáo sử dụng các pháp nhân có hoạt động thật để tạo lập hồ sơ vay khống rút tiền SCB giúp Trương Mỹ Lan.

Nhóm 7 bị cáo của 5 công ty thẩm định đã có hành vi phát hành chứng thư thẩm định nâng khống giá trị bất động sản của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Nhóm 17 bị cáo thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận tiền của bị cáo Trương Mỹ Lan và SCB để che giấu sai phạm, không đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt. Trong đó, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (trưởng đoàn thanh tra) bị cáo buộc đã 4 lần nhận tổng cộng 5,2 triệu USD từ Võ Tấn Hoàng Văn để che giấu sai phạm tại SCB.

Theo cáo trạng, thiệt hại của SCB khoảng 498.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại tòa, SCB cho rằng tạm tính đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm (5-3-2024) hơn 760.000 tỉ đồng.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX không kê biên với căn biệt thự cổ 700 tỉ đồng tại 110-112 Võ Văn Tần, quận 3. Đồng thời, bị cáo Lan đã ủy quyền cho con gái bán tòa nhà Capital Place, Liễu Giai (Hà Nội); bán cổ phần tại tập đoàn sản xuất vắc xin với giá 315 tỉ đồng; cổ phần tại công ty bảo hiểm với giá 920 tỉ đồng… để thu hồi tài sản khắc phục hậu quả.

(Theo PLO)

Các tin khác
Quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị đề nghị truy tố thêm tội danh. Theo CQĐT, cùng với lời khai của những người liên quan, trong đó có lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và tài liệu khác, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Lực lượng chức năng có mặt trước nhà ông Lê Tiến Phương.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 trường hợp, trong đó có ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân bị sập bẫy.

Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục