Người phụ nữ bị lừa đảo tiền tỷ sau khi nhận "tri ân tiền mặt"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 11:05:57 AM

Những ngày qua, Báo PNVN nhận được nhiều phản ánh từ những phụ nữ là nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu “tặng tiền mặt để tri ân khách hàng”. Chỉ trong thời gian ngắn, các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt được hàng tỷ đồng.

Chỉ trong vòng một tuần, chị Thủy đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.
Chỉ trong vòng một tuần, chị Thủy đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Sập bẫy lừa đảo sau khi bỗng dưng được tri ân tặng tiền mặt

Chị Nguyễn Thu T., ở Yên Bái vẫn chưa hết bàng hoàng bởi số tiền chị bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 ngày. Đến nay, ngoài số tiền của gia đình là 400 triệu, chị còn gánh nợ hơn 800 triệu vay mượn anh em, bạn bè.

Chia sẻ với phóng viên, chị T. cho biết: "Ngày 6/4, tôi nhận được cuộc gọi từ số máy 02888822070. Người gọi là một người phụ nữ giới thiệu ở hệ thống Điện máy xanh, bên họ đang có chương trình tri ân khách hàng. Người này mời tôi tham gia nhóm để nhận quà tri ân. Ban đầu tôi cũng nghĩ đây chỉ là trò lừa như bao lần tôi bị mời gọi khác. Thế nhưng sau khi tôi thử gửi số tài khoản và làm theo họ yêu cầu, thì tôi nhận được 50 nghìn đồng tiền tri ân. 

Tiếp đến các lần sau họ vẫn gửi là 20 nghìn; 10 nghìn đồng mỗi lần. Rồi họ lại hẹn đến phiên buổi chiều, lần này họ mời mình đóng phí định danh để tham gia hệ thống liên kết đối tác phân phối hàng hóa. 

Sau đó họ gửi cho tôi sản phẩm và bảo tôi đăng bán. Sau khi tôi đăng thì có rất nhiều người vào mua, với mức lãi suất từ 15-20%. Vài lần thực hiện theo họ, tôi đã có lãi đến 28 triệu đồng. 

Càng về sau, các đơn hàng càng lớn hơn, lúc đấy tôi đã say theo họ, nên chuyển khoản nộp tiền vào thực hiện mà không nghi ngờ gì. Khi số tiền nộp vào đến hơn 400 triệu, thì họ nói hệ thống bị lỗi, tôi cần phải nộp thêm tiền vào mới có thể rút cả gốc cả lãi ra được. 

Đâm lao thì phải theo lao, tôi đi vay mượn anh em, bạn bè nộp vào, càng nộp lại càng không rút ra được. Họ vin hết lý do nọ đến lý do kia để mình chỉ có nộp thêm vào thôi. Khi số tiền đã lên tới hơn 1,2 tỷ đồng, tôi không còn khả năng xoay sở thêm được nữa, thì lúc này họ đã kích tôi ra khỏi nhóm và chặn mọi liên lạc với tôi.

Với chiêu trò lừa đảo như trên, chỉ trong vòng ngày 6/4, nạn nhân không chỉ mình chị T. ở Yên Bái, mà chị Lê Thị N., ở Bắc Ninh cũng dính bẫy tương tự và mất trắng toàn bộ số tiền hơn 300 triệu đồng mà gia đình đã dành dụm suốt nhiều năm nay.

Chị N. cho biết: "Giờ tôi mới hiểu là tất cả mấy chục con người trong cái nhóm thực hiện nhiệm vụ ấy, đều là người của nhóm lừa đảo, chỉ có mình là người bị họ quây. Trong nhóm, họ cứ thay nhau đưa ra lời lẽ tung hô mô hình này kiếm tiền tốt, uy tín... Để củng cố lòng tin, tôi vừa tham gia đã được tặng tiền mặt rồi, sau khi đầu tư thử thì được rút tiền ngay. Thế nên niềm tin của mình càng tăng lên, càng ham hố, càng nộp tiền vào theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ rồi đến lúc bị lừa mất tiền”.

Vì sao nạn nhân sập bẫy lừa đảo đa phần là phụ nữ?

Hầu hết những nạn nhân sập bẫy lừa đảo này đều là phụ nữ và họ đều rơi vào cảnh mất trắng cả chục, trăm triệu, thậm chí lên tới cả tỷ đồng. Khi rơi vào bẫy lừa, họ đều đi vay mượn bằng mọi giá, để có tiền đầu tư theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo nhằm rút được số tiền đã đầu tư. Chính vì tâm lý như vậy nên nạn nhân cứ lún sâu đến khi nào không còn khả năng vay mượn chuyển tiền vào nữa thì bị nhóm lừa đảo "cắt" liên lạc.

Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Luật sư Hà Nội, chia sẻ: "Thời gian qua những người bị rơi vào bẫy lừa đảo trên mạng xã hội đa phần là phụ nữ. Có lẽ các đối tượng lừa đảo nắm được tâm lý của nhiều chị em phụ nữ là thường dễ lơ là mất cảnh giác hơn. Khi rơi vào cảnh "đâm lao phải theo lao”, họ sợ mất tiền đã đầu tư, nên càng cố gắng xoay sở nạp thêm tiền để mong rút được vốn về, nên càng bị lừa số tiền lớn hơn. Chỉ đến khi không còn xoay sở thêm được nữa, thì lúc này các cái bẫy lừa mới được đối tượng lừa đảo "sập xuống”. Cho đến lúc này, nạn nhân mới tỉnh ngộ thì họ đã rơi vào cảnh trắng tay.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng vào báo chí liên tục đưa ra những cảnh báo lừa đảo trên mạng xã hội. Thế nhưng vẫn có hàng loạt nạn nhân sập bẫy lừa. Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ xã hội học Lê Thành Nam, cho hay: Mặc dù các cơ quan chức năng và báo chí thường xuyên đăng tải và cảnh báo, nhưng các đối tượng lừa đảo cũng thường xuyên thay đổi các chiêu trò, mánh lới lừa đảo để người dân mất cảnh giác và sập bẫy. Cùng với đó, chúng thường lựa chọn "con mồi” là phụ nữ. Có lẽ chị em thường nhẹ dạ hơn, dễ sập bẫy hơn. Khi đã sập bẫy thì họ thường bị "say đòn” hơn nam giới. Vì vậy mà số lượng nạn nhân là phụ nữ sập bẫy lừa đảo vẫn gia tăng hàng ngày.

(Theo phunuvietnam)

Các tin khác
Ông Dương Văn Thái.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị đề nghị truy tố thêm tội danh. Theo CQĐT, cùng với lời khai của những người liên quan, trong đó có lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và tài liệu khác, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Lực lượng chức năng có mặt trước nhà ông Lê Tiến Phương.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 trường hợp, trong đó có ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân bị sập bẫy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục