“Đồng Lộc - Ngã ba bất tử” tưởng nhớ 46 năm ngày mất của 10 cô gái TNXP

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2014 | 2:17:27 PM

Tối 24-7, chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc – Ngã ba bất tử” kỷ niệm 46 năm chiến thắng lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, tri ân sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong (24-7-1968 – 24-7-2014) đã diễn ra trang trọng ngay tại Khu di tích Đồng Lộc, Hà Tĩnh và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Một tiết mục dàn dựng công phu trong chương trình.
Một tiết mục dàn dựng công phu trong chương trình.

Chương trình do Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.

Đến dự chương trình có đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư BCH T.Ư Đảng, Chánh Tòa án nhân dân tối cao. Các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh và đại diện các Anh hùng, cựu thanh niên xung phong và thân nhân.

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: “Hôm nay, chúng ta có mặt ở đây, mảnh đất thiêng liêng thấm máu các anh hùng liệt sĩ, trong chương trình Đồng Lộc - Ngã ba bất tử để tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của 10 liệt nữ Anh hùng TNXP và tri ân các anh hùng liệt sĩ mãi mãi nằm lại với con đường 15A huyền thoại”.

Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. 46 năm đã trôi qua, những hình ảnh chiến tranh ngày càng lùi xa nhưng sự hy sinh anh dũng của 10 liệt nữ cùng lực lượng thanh niên xung phong và hàng nghìn chiến sĩ quân đội, công an, cán bộ giao thông... mãi trường tồn, trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Chúng ta không bao giờ được phép quên bao xương máu mới làm nên Tổ quốc. Những tên người, tên núi, tên sông đã trở thành linh thiêng, cao cả. Những Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, hang Tám cô và hàng nghìn địa danh khác nữa luôn nhắc nhở chúng ta về một thời đạn lửa.

Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư BCH T.Ư Đảng nhấn mạnh: “Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quan tâm đến chế độ, bù đắp cho người có công, các thương binh, bệnh binh, các cựu TNXP, thân nhân các anh hùng liệt sĩ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, hiện vẫn còn rất nhiều cựu TNXP, thương binh, thân nhân các anh hùng liệt sĩ… có hoàn cảnh khó khăn cần được sẻ chia giúp đỡ. Đó là trách nhiệm của chúng ta, những người hôm nay được sống trong hòa bình và phát triển, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao của thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương và hy sinh tuổi xuân cho đất nước”.

Tại buổi lễ, đồng chí Trương Hòa Bình đã trao Bằng di tích Quốc gia đặc biệt tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh cho lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có hai địa điểm: Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc và Chỉ huy sở Chiến dịch 559 tại xã Hương Đô, Hương Khê trên tuyến đường này.

Chương trình nghệ thuật "Đồng Lộc - Ngã ba bất tử" được dàn dựng công phu, là đóa hoa gửi tới anh linh 10 cô gái thanh niên xung phong anh dũng kiên cường và khán giả cả nước với những tiết mục đặc sắc như: "Mười bông cúc trắng Trường Sơn," "Linh chuông Đồng Lộc," "Người con gái sông La," "Cô gái mở đường," "Tượng đài Đồng Lộc," "Đồng Lộc - 10 bông hoa bất tử," "Cúc ơi"...

Đặc biệt, trong chương trình này, khán giả cả nước được giao lưu với với tác giả của bài thơ "Cúc ơi" nổi tiếng. Đó là nhà thơ Yến Thanh, tên thật là Nguyễn Thanh Bính, đồng đội của 10 cô gái thanh niên xung phong năm xưa ở Đồng Lộc.

Bài thơ "Cúc ơi" của ông được coi là tác phẩm sớm nhất viết về sự kiện 10 cô gái hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc. Đó là bài thơ mà ông đã làm, khấn O Hồ Thị Cúc, Tiểu đội phó, khi ông cùng đồng đội tìm kiếm thi thể chị và đồng đội bị bom vùi lấp.

Tại Chương trình, Báo Nhân Dân trao 100 triệu đồng tặng Quỹ Khuyến học Lam Hồng, hỗ trợ Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc 50 triệu đồng và trao 23 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá năm triệu đồng tặng thân nhân của mười cô gái Đồng Lộc, ba Anh hùng còn sống và mười cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục