Sắc phong tiến sĩ Việt Nam thời phong kiến

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/8/2015 | 8:54:55 PM

Hàng chục bản tấu, sắc phong tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam được trưng bày tại hoàng cung Huế phục vụ khách tham quan.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế ngày 29/8 tổ chức triển lãm một số tư liệu về tiến sĩ Việt Nam dưới các triều đại phong kiến trong khuôn viên hoàng cung.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế ngày 29/8 tổ chức triển lãm một số tư liệu về tiến sĩ Việt Nam dưới các triều đại phong kiến trong khuôn viên hoàng cung.


 

Tại triển lãm, hàng chục sắc phong, bản tấu, hình ảnh các khoa thi cử dưới các triều đại phong kiến xưa đã được giới thiệu đến công chúng. Nền giáo dục nước ta ghi nhận 183 khoa thi đại khoa, từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919 đã tuyển chọn được 2.897 vị tiến sĩ Nho học, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước.

 

Đoàn người ngựa cùng kèn trống tổ chức lễ xướng danh các tân khoa trong kỳ thi Hương tại Nam Định (1897).

 

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nhìn nhận, triển lãm là một cách giúp đông đảo công chúng hiểu và trân trọng vấn đề khoa cử, học vấn dưới thời quân chủ. Hoạt động này cũng nhằm cổ vũ giới trẻ, khuyến khích các em tiếp tục truyền thống hiếu học của cha ông, tiếp tục rèn luyện để xây dựng đất nước. Trong ảnh là bản tấu của Bộ cung về việc lập bia ghi tên các tiến sĩ dưới thời vua Tự Đức (1870).

 

Tấm bằng tiến sĩ cấp cho nho sinh Trần Ân Triêm, năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1975). Trải qua tác động của thời gian cùng nhiều biến cố, một số tấm bằng tiến sĩ đã không còn được nguyên vẹn.

 

Văn bằng tiến sĩ dưới triều đại xưa thu hút nhiều người xem.

 

Cùng với các sắc phong học hàm tiến sĩ, người đứng đầu đất nước còn phong chức sắc cho thân nhân của các tiến sĩ. Trong ảnh là bản sắc phong cho mẹ của tiến sĩ Trần Cảnh chức Chính phu nhân, năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).

 

"Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những bản sắc phong này ở Việt Nam, chúng quá đẹp và hoàn hảo", nữ du khách người Canada nhận xét khi lần đầu xem triển lãm.

 

Trường thi tại các cuộc thi Hương dưới thời phong kiến với hình ảnh các quan chủ khảo ngồi ở trên cao, phía dưới là đoàn sĩ tử vào ứng thí cho thấy kỷ luật của các hội thi khá nghiêm túc và chặt chẽ.

 

Một góc tại khu Trường Lang bên trong Tử Cấm Thành được chọn là nơi trưng bày triển lãm mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa này.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục