Đụng lợn - Tết xưa trở lại

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/2/2016 | 11:48:50 AM

YBĐT - “Đụng lợn” - tết xưa đã trở lại và dường như người dân đang từng bước chuyển dần từ “ăn ngon - mặc đẹp” thành “mặc đẹp - ăn nghệ thuật” để giữ lại nếp xưa.

Mới vậy mà đã qua gần ba chục năm thời bao cấp lùi vào quá khứ! Chẳng phải tem phiếu, chẳng phải chờ đến chiều ba mươi tết mới có thịt treo trong nhà.

Cuộc sống giờ đã sung túc, đủ đầy hơn! Bữa ăn cũng chẳng thiếu, nếu muốn ngày nào cũng có thể có hương vị tết. Ấy vậy mà chẳng biết do hoài cổ, hay do sự cầu kỳ trong ăn uống, việc mấy nhà chung nhau con lợn mổ trước tết hay còn gọi là “đụng lợn” lại phổ biến như tết vừa qua.

Mấy cậu trai trẻ trói gà không chặt, đâu có biết cái thời đụng lợn xưa khó khăn như thế nào, chỉ biết đụng lợn vui lắm, xăng xái việc này việc khác! Người lớn tuổi mới nhớ, mới thấm cái thiếu của một thời bao cấp để rồi vừa làm vừa kể lại chuyện đụng lợn xưa. Không chỉ vì phải có bữa tinh tươm, thịnh soạn mà quan trọng hơn là phải có mấy lạng thịt làm nhân bánh chưng, có thêm mỡ rán dành để ra Giêng còn có cái xào nấu. Khó khăn, thiếu thốn là thế.

Giờ thì đụng lợn để làm vui, để thêm củi lửa, thêm khói oi nồng. Tiếng lợn kêu, rồi dao thớt, tiếng băm, tiếng chặt của những người không thạo việc cũng đã mang không khí tết xưa trở lại. Chỉ có khác là sự ăn bây giờ có nhiều hơn những chọn lựa.

 

Cũng ba, bốn nhà chung nhau con lợn, nhưng phải là lợn sạch nhé! Tự nuôi ấy mà! Nếu không, cũng phải con lợn rừng nuôi trong trang trại, hoặc lợn “cắp nách” của đồng bào nuôi cả năm được có đôi mươi cân. Phải gửi mua tận địa phương vùng cao mới có!.

Ở phố không gian chật hẹp thì tìm nhà nào rộng rãi cùng nhau làm thịt! Thế mới có chỗ để mấy tay đồ tể nghiệp dư hành nghề chứ! Nghiệp dư vẫn phải có 'nhạc trưởng" ra tay. Phải đến khi thịt ra thịt, xương ra xương, phần của nhà nào về nhà nấy thì việc chế biến món mới được mấy bạn trẻ loay hoay tham dự.

Cũng đủ món, nhưng thú vị nhất là nướng chả, là dồi lòng và dè dặt hãm thêm mấy bát tiết canh. Những món phải nhiều gia vị, phải cầu kỳ công sức thế này mới đáng là đụng lợn chứ! Chẳng biết có ngon bằng ăn nhà hàng hay không, nhưng cứ phải mổ, phải chia nhau và chế biến rồi quây quần cho củi lửa cay cả mắt mới gọi là Tết.

Tết này, số người ra chợ mua thịt cũng giảm! Các bác ba toa, đồ tể đã nhàn nhã hơn. Phải chăng người tiêu dùng muốn quay lưng với thị trường vốn có nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Phần là vậy, nhưng quan trọng hơn: “đụng lợn” - tết xưa đã trở lại và dường như người dân đang từng bước chuyển dần từ “ăn ngon - mặc đẹp” thành “mặc đẹp - ăn nghệ thuật” để giữ lại nếp xưa.

Minh Quang

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục