Kỷ niệm Quốc khánh 2/9: Những bộ phim tài liệu quý hiếm

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2016 | 9:08:16 AM

Với một số lượng ít ỏi phim tài liệu phản ánh ngày Quốc khánh 2/9/1945, thì những phim này xem như “của hiếm”, “của quý” của Điện ảnh Việt Nam.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ảnh tư liệu.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ảnh tư liệu.

Mãi tới năm 2010, Hãng phim TFS của HTV- Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mới sản xuất phim tài liệu “Quốc kỳ Việt Nam”, đạo diễn Phạm Tô Hoàng, tái hiện lịch sử ra đời, những thời khắc trọng đại trong lịch sử và trong lòng dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Sang đến năm 2011, Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự của VTV mới sản xuất phim “Tết độc lập”, đạo diễn Nguyễn Quốc Khánh..

Riêng bộ phim tài liệu “Ngày Độc lập 2/9/1945”, được chiếu vào năm 1975, lần đầu tiên người dân Việt Nam mới được xem những thước phim tư liệu quý giá về thời khắc lịch sử khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, có độ dài 5 phút.

Câu chuyện về 5 phút phim tư liệu này cũng là một bí ẩn cho đến tận hôm nay sau 71 năm kể tù ngày 2/9/1945, không biết ai là tác giả của đoạn phim đó. Như lời kể của Đạo diễn Phạm Kỳ Nam (lúc ông còn sống), khi làm phim  “Ngày Độc lập 2/9/1945”, thì 5 phút tư liệu này đến tay ông trong bối cảnh khá ly kỳ.

Đặc biệt 60 năm sau, trong lễ Quốc khánh 2/9/2005, lại một bất ngờ xúc động khác đến với Hà Nội nói riêng, VN nói chung, phim "Ngày lịch sử", của các nhà làm phim Nga thực hiện. Phim nhựa, màu, dài gần 25 phút, có nhiều cảnh quay đẹp, diễn tả không khí lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình ngày 1/1/1955 và toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phim có nhiều hình ảnh tư liệu về Hà Nội đỏ rực cờ hoa, cổng chào, biểu ngữ, hàng chục vạn người dân như nước chảy đổ về quảng trường Ba Đình lịch sử, đón chào Chính phủ kháng chiến trở về ra mắt quần chúng Thủ đô và quốc dân đồng bào cả nước. Tiến sĩ Trần Hoàng, nguyên Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Việt Nam là người đã phát hiện ra bản gốc phim hiện được lưu trữ tại Viện Lưu trữ phim ảnh Nhà nước Nga ở TP Krasnorsk.

Ông Nguyên đã trực tiếp xem và giúp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội mua với giá 5.000USD, được quyền sử dụng phim không hạn chế số lần phát sóng. Bộ phim này do Xưởng phim Tài liệu Trung ương Moscow sản xuất năm 1955 với sự cộng tác của Xưởng phim Việt Nam Moscow.

Điều thú vị ở bộ phim tài liệu này là ngoài các nhà làm phim Nga: Đạo diễn Vladimir Echourine, nhà quay phim- kỹ sư thu thanh Cotov, âm nhạc do nhạc sĩ Ivanop biên soạn theo các bản nhạc Việt Nam còn có sự tham gia của Điện ảnh Việt Nam rất non trẻ, với: Ba nhà quay phim Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Tiến Lợi, Phan Nghiêm; Và nhà văn Nguyễn Đình Thi là người viết và đọc lời bình.

Ngày 18/7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ký sắc lệnh số 234B-SL tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất cho đạo diễn Vladimir Echourine và Huân chương Lao động hạng nhì cho kỹ sư thu thanh và quay phim Cotov.

Sau đó mãi tới năm 2011, kỷ niệm 66 năm Quốc khánh 2/9/1945,  phim tài liệu “Ngày lịch sử”, mới được phát sóng trên VTV.

Và cũng phải mất thêm 57 năm tính từ năm 1955, và 67 năm sau ngày Quốc khánh 2/9/1945, công chúng VN qua VTV mới được xem “Lời khát vọng dân tộc”, phim tài liệu nhựa, màu cũng của đạo diễn người Nga Vladimir Echourine và các cộng sự làm.

Phim khắc họa lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với những bản Tuyên ngôn độc lập từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đến “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và đặc biệt, khắc ghi hình ảnh bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào ngày đại lễ 2/9/1945, thể hiện khát vọng độc lập của người VN từ nghìn xưa cho đến nghìn sau.

Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9/2015, một sản phẩm của VTV đặc biệt, phát sóng trên hệ thống các kênh VTV ngày 1/9/2015, phim tài liệu “Dấu ấn Bản Tuyên ngôn” được thể hiện như một cuốn sách. Ở đó, nếu đọc từ trang đầu tới trang cuối, khán giả sẽ hiểu một cách sâu sắc những ý nghĩa lớn lao, không chỉ mang tính lịch sử mà còn mang giá trị thời đại và tầm cỡ quốc tế của Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Đan xen giữa hiện tại và quá khứ, với những chất liệu ghi hình ở trong nước và ở Venezuela, nơi người dân đặc biệt tôn sùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng mang tính cách mạng cũng như giá trị thời đại của Người, phim tài liệu “Dấu ấn Bản Tuyên ngôn” là một góc nhìn mới về Bản Tuyên ngôn độc lập quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam.

Quốc khánh 2/9/1945  khai sinh ra nước Việt Nam là một sự kiện lịch sử chấn động không chỉ khu vực Đông Nam Á mà còn gầy chấn động thế giới, nhưng có lẽ do nhiều yếu tố lịch sử và những điều kiện không thể về nhiều phương diện, mà những tư liệu về sự kiện này gần như rất hiếm. Chính vì thế để làm phim tài liệu về sự kiện này là một thách thức không nhỏ với các nhà làm phim Việt Nam…

Nhưng vẫn có thể khai thác nhiều khía cạnh khác của sự kiện này, không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở các miền đất nước, khai thác các nhân vật - nhân chứng của sự kiện và kho tư liệu hình ảnh của cá nhân về ngày đó, chắc sẽ có thêm nhiều phim tài liệu- tư liệu về ngày Quốc khánh 2/9/1945.

Và đó sẽ như những tư liệu lịch sử để lại cho nhiều thế hệ người Việt, để tự hào là công dân một quốc gia Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, trường tồn vững mạnh.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục