Nhóm đá chạm khắc ở Mù Cang Chải qua tìm hiểu và nghiên cứu

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2016 | 1:45:02 PM

YBĐT - Năm 2015, nhận được thông tin từ địa phương về việc phát hiện những tảng đá có các “bản vẽ” ở xã Lao Chải (Mù Cang Chải), Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh có chuyến khảo sát, điều tra đã xác định đó chính là những tảng đá khắc của con người. Tháng 6/ 2016, hai tổ chức này lại tiếp tục khảo sát để xác định thêm những thông tin mới.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái nghiên cứu các hình khắc trên phiến đá cổ ở Lao Chải (Mù Cang Chải) tháng 7/2016.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái nghiên cứu các hình khắc trên phiến đá cổ ở Lao Chải (Mù Cang Chải) tháng 7/2016.

Những phiến đá có chạm khắc ở Lao Chải là những tảng đá gốc, có bề mặt không bằng phẳng giống hệt như chất liệu đá ở bãi khắc đá Sa Pa (Lào Cai). Đây là những tảng đá lăn từ trên đỉnh núi xuống do quá trình chấn động của vỏ trái đất từ xa xưa, nằm rải rác trên các sườn núi, trong khu vực ruộng bậc thang hoặc trong các nương ngô của đồng bào Mông. Người xưa đã chạm khắc trên bề mặt tự nhiên của phiến đá mà không cần tu sửa.

Những hình được chạm khắc ở đây phản ánh điều gì? Xét về chất liệu đá, hình được khắc họa và cảnh quan ở đây ta thấy chúng có cùng đặc điểm với bãi khắc đá Sa Pa. Cho đến nay, những đánh giá về giá trị, niên đại của bãi khắc đá Sa Pa vẫn chưa có sự thống nhất, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, theo chúng tôi bản khắc các đường song song uốn lượn có lẽ là sự mô phỏng của hệ thống ruộng bậc thang mà cư dân ở đây đã sáng tạo ra. Còn phiến đá duy nhất có khắc các ô tứ giác, các đường ngang dọc cắt nối nhau thì phức tạp hơn, cảnh quan xung quanh phiến đá là một sườn núi dốc, có đồng bào Mông ở, xung quanh là ruộng bậc thang, địa hình không bằng phẳng, trong khi đó bản khắc ở đây dường như lại mô phỏng các thửa ruộng (?), các đường đi ngang dọc như ô bàn cờ, các ô trũng hình vuông và hình tròn nhỏ… giống với cảnh quan một vùng bằng phẳng hơn là vùng núi dốc như ở đây. Bản khắc như là một loại sơ đồ, song đó là sơ đồ gì thì chúng tôi chưa biết được.

Chủ nhân của những tác phẩm khắc trên đá này là ai? Như đã nói trên, đa phần các bản khắc trên đá ở đây là mô phỏng cảnh quan ruộng bậc thang, mà chủ nhân của ruộng bậc thang Lao Chải là đồng bào Mông, vì vậy chúng tôi cho rằng chủ nhân của các bản khắc đá đó là người Mông. Nếu nhận định của chúng tôi là đúng thì những bản khắc đá này ra đời sau khi đã có hệ thống ruộng bậc thang ở đây.

Bãi khắc đá Lao Chải (Mù Cang Chải) có mối liên hệ gì với bãi khắc đá Sa Pa? Sa Pa là huyện phía Tây của tỉnh Lào Cai, Mù Cang Chải là huyện phía Tây Bắc của tỉnh Yên Bái. Bãi khắc đá Sa Pa tập trung chủ yếu ở hai xã Tả Van và Lao Chải; từ đó xuống Lao Chải của Mù Cang Chải theo đường Văn Bàn hoặc Than Uyên không xa, khoảng 50 km đường chim bay, đường bộ khoảng 100 km. Một chi tiết rất đáng chú ý là hai xã ở hai huyện này có tên trùng nhau và cùng nằm trong vùng có bãi khắc đá, đó là Lao Chải của Sa Pa và Lao Chải của Mù Cang Chải, hai vùng này cũng có hệ thống ruộng bậc thang. Chỉ khác là người Mông ở Lao Chải, Tả Van không còn chiếm tuyệt đối, còn người Mông ở Lao Chải (Mù Cang Chải) lại có tỷ lệ tới 100%. Từ đó, chúng tôi cho rằng chính người Mông của Lao Chải (Sa Pa) đã di cư xuống Mù Cang Chải và họ đã lấy tên miền đất cũ của mình đặt cho miền đất mới mà họ đến, đó là Lao Chải.

Mặc dù vậy, việc phát hiện ra nhóm đá chạm khắc ở Lao Chải (Mù Cang Chải) là một phát hiện quý, cho chúng ta nhiều thông tin về lịch sử - văn hóa của cư dân người Mông ở đây và rộng hơn nữa là mở ra khả năng xác định được mối quan hệ giữa người Mông ở Sa Pa với người Mông ở Mù Cang Chải, giữa bãi khắc đá ở Lao Chải, Tả Van (Sa Pa) và bãi khắc đá ở Lao Chải của Mù Cang Chải.

Nguyễn Văn Quang (Hội Khoa học Lịch sử Yên Bái)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục