Không cấp phép tổ chức các lễ hội vì mục đích thương mại

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2016 | 7:39:27 AM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Những người tham gia giẫm đạp lên nhau để tranh được quả phết trong lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) năm 2015.
Những người tham gia giẫm đạp lên nhau để tranh được quả phết trong lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) năm 2015.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017.”

Cũng tại công văn này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc trong xã hội.

Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống liên quan đến tục hiến sinh, nghi thức “đâm-chém-chọi” động vật (đâm trâu, chém lợn...) và những màn ẩu đả, tranh cướp mang tính bạo lực gây mất an toàn cho nhân dân và du khách tại một số lễ hội (như lễ hội Gióng - Hà Nội, lễ hội Phết - Phú Thọ…) đã gây ra những tranh luận gay gắt, trái chiều trong cộng đồng.

Trước thực tế đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 459/BVHTTDL-DSVH (ngày 19/2) về việc tổ chức các lễ hội chọi trâu và hội chọi trâu; trong đó yêu cầu không cấp phép tổ chức các lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu đó không phải là lễ hội truyền thống của địa phương.

Đại diện Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay, trên địa bàn cả nước có nhiều lễ hội chọi trâu truyền thống, tiêu biểu là lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ), hội chọi trâu Hàm Yên (Tuyên Quang)...

Những hội chọi trâu ở các địa phương khác như Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai)... đều là lễ hội mới tổ chức và có tính chất thương mại.

Bên cạnh đó, việc “không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản Văn hóa” cũng là một yêu cầu trọng tâm của công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong năm 2017.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục