Lễ trao Giải thưởng Cánh Diều Vàng 2017: Phim tư nhân có chỗ đứng

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2018 | 12:12:37 PM

Tối 15-4, Lễ trao giải Cánh Diều 2017 của Hội Điện ảnh Việt Nam đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tới dự có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên, và đông đảo các nghệ sĩ hai miền Nam, Bắc và hàng ngàn khán giả hâm mộ. Kết quả, bộ phim truyện điện ảnh "Cô Ba Sài Gòn” đã xuất sắc giành giải Cánh Diều Vàng 2017.


Phát biểu tại Lễ trao giải Cánh Diều 2017, NSND Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 117 phim và 4 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh đăng ký tham gia dự giải. Trong số các phim đăng ký dự thi, có 13 phim truyện điện ảnh, 16 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 34 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 32 phim ngắn. Nhìn chung, các phim tham gia dự giải khá phong phú về đề tài, đa dạng về cách thể hiện.

Kết quả cuối cùng, bộ phim "Cô Ba Sài Gòn” đã được xướng tên Cánh Diều Vàng hạng mục Phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất. Đồng thời, phim cũng giành giải Biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh (cho Kay Nguyễn và nhóm biên kịch A Type Machine). Diễn viên Nhã Phương được trao giải Cánh Diều Vàng cho hạng mục Nữ diễn viên chính điện ảnh xuất sắc nhất.

Kết quả chi tiết các hạng mục tại Cánh diều 2017:

Phim truyện điện ảnh

Cánh diều Vàng: Cô Ba Sài Gòn

Cánh diều Bạc:

- Em chưa 18

- Cô gái đến từ hôm qua

Bằng khen:

- Dạ cổ hoài lang

- Mẹ chồng

- Đảo của dân ngụ cư

Giải cá nhân:

- Biên kịch xuất sắc: Kay Nguyễn phim Cô Ba Sài Gòn

- Đạo diễn xuất sắc: Lê Thanh Sơn phim Em chưa 18

- Quay phim xuất sắc: Lý Thái Dũng phim Đảo của dân ngụ cư

- Họa sĩ thiết kế mỹ thuật: Trịnh Thiên Thanh phim Yêu đi đừng sợ

- Âm nhạc xuất sắc: Đức Trí phim Dạ cổ hoài lang

- Âm thanh xuất sắc: Võ Trung Nhân và Nguyễn Trọng Thanh phim Ngày mai mai cưới

- Nam diễn viên chính xuất sắc: Kiều Minh Tuấn, vai Hoàng phim Em chưa 18

- Nữ diễn viên chính xuất sắc: Nhã Phương, vai Phương phim Yêu đi đừng sợ

- Nam diễn viên phụ xuất sắc: Nhan Phúc Vinh, vai Miên phim Đảo của dân ngụ cư

- Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Mi Du, vai mợ Tuyết Mai phim Mẹ chồng

- Diễn viên triển vọng: Hà My, vai Tiểu Li phim Cô gái đến từ hôm qua

Phim truyện truyền hình

Cánh diều Vàng: Thương nhớ ở ai của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh

Cánh diều Bạc:

- Lặng yên dưới vực sâu

- Sống trong bóng đêm

- Tử thi lên tiếng

Bằng khen: Lẩn khuất một tên người

Giải cá nhân:

- Biên kịch xuất sắc phim truyện truyền hình: Lê Anh Thúy phim Tử thi lên tiếng

- Đạo diễn xuất sắc phim truyện truyền hình: Lưu Trọng Ninh – Bùi Thọ Thịnh phim Thương nhớ ở ai

- Quay phim xuất sắc phim truyện truyền hình: Hoàng Tích Thiện – phim Thương nhớ ở ai

- Nam diễn viên chính xuất sắc phim truyện truyền hình: Trương Minh Quốc Thái – phim Tử thi lên tiếng

- Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện truyền hình: Xuân Văn – vai Di phim Lẩn khuất một tên người

- Nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyện truyền hình: Jimmii Khánh phim Thương nhớ ở ai; NSƯT Trung Anh vai Lương Bổng phim Người phán xử

- Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim truyện truyền hình: Thanh Hương vai Phan Hương phim Người phán xử

Phim tài liệu

Cánh diều Vàng: Ngày về - đạo diễn Phạm Thanh Hùng

Cánh diều Bạc:

- Đất mặn

- Một tấc đất không lùi

- Miền đất hứa

Quay phim xuất sắc: Huỳnh Bá Phúc – Xuân Truyền phim Đời cỏ

Không có đạo diễn xuất sắc phim tài liệu.

Phim ngắn

Cánh diều Vàng: Vô diện - Nguyễn Phan Thảo Đan

Cánh diều Bạc:

- Câu chuyện về ông tời

- Buông

- Lẫn

Phim hoạt hình

Cánh diều Vàng: Người anh hùng áo vải – Phùng Văn Hà

Cánh diều Bạc:

- Bí mật của những đứa trẻ

- Chuyện dưa hấu

- Đạo diễn xuất sắc phim hoạt hình: Phùng Văn Hà phim Người anh hùng áo vải

- Họa sĩ chính phim hoạt hình: Nguyễn Thị Hồng Linh phim Bí mật những đứa trẻ

Phim khoa học

- Không có Cánh diều Vàng, không có giải Đạo diễn và Quay phim xuất sắc.
 
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.

Tại chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chính thức phát động cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục