Xây dựng hồ sơ nghệ thuật làm gốm của người Chăm trình UNESCO

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2018 | 2:05:44 PM

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng.
Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng.

Thông tin trên được nêu rõ tại Văn bản số 2572/BVHTTDL-DSVH gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình UNESCO.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đề nghị phối hợp xây dựng hồ sơ) cần khảo sát, nghiên cứu và mời các địa phương có di sản gốm truyền thống của người Chăm cùng tham gia.



Kỹ thuật chế tác gốm của người Chăm có nhiều điểm độc đáo, khác biệt.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được tờ trình số 41/TTr-UBND (ngày 24/4/2018) của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Một trong những đặc điểm nổi bật của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm là kỹ thuật chế tác gốm không dùng bàn xoay, nung lộ thiên (bằng rơm, củi), sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa tộc người.

Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo vừa thể hiện sự sáng tạo mang tính đại điện, bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm: thạp đựng nước, khoang đựng gạo, bình phong thủy, phù điêu, đèn trang trí, tượng thần Apsara, tượng thần Siva…



Gốm được nung lộ thiên.
 
Nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục