Mù Cang Chải tăng cường khai thác du lịch văn hóa tín ngưỡng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/6/2022 | 7:53:02 AM

YênBái - Hàng năm, cùng với hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa, văn nghệ, du lịch nghỉ dưỡng... thì trong đó cũng có không ít du khách đến với Mù Cang Chải để trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng nơi đây.

Nghi thức cúng trong lễ mừng cơm mới của người Mông Mù Cang Chải.
Nghi thức cúng trong lễ mừng cơm mới của người Mông Mù Cang Chải.


Những năm gần đây, phát huy hiệu quả lợi thế tại chỗ, ngành du lịch huyện Mù Cang Chải đã có bước phát triển mạnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Hàng năm, cùng với hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa, văn nghệ, du lịch nghỉ dưỡng... thì trong đó cũng có không ít du khách đến với Mù Cang Chải để trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng nơi đây.

Là huyện vùng cao với trên 98% dân số là đồng bào Mông, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh ở Mù Cang Chải cũng chủ yếu thiên về văn hóa của đồng bào Mông như: lễ mừng cơm mới, lễ trù su, lễ tạ ơn... 

Trong đó, điển hình là lễ mừng cơm mới của người Mông - một nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, dân bản no đủ, mọi người khỏe mạnh, yên vui... được nhiều du khách thích trải nghiệm khi đến với Mù Cang Chải. 

Lễ mừng cơm mới còn thể hiện nét văn hóa độc đáo, đạo lý làm người, hướng về cội nguồn tổ tiên, trời đất, là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng, lòng mến khách của người dân bản địa. Bên cạnh đó, lễ mừng cơm mới còn được tổ chức vào dịp cuối tháng 9 hằng năm, khi các thửa ruộng bậc thang đã ngả màu vàng đẹp, đây cũng là dịp thu hút nhiều du khách đến với Mù Cang Chải.

Anh Đinh Văn Thức, du khách đến từ Đà Nẵng chia sẻ: "Tôi cũng đã đi nhiều nơi từ Nam ra Bắc, từng trải nghiệm nhiều lễ hội, văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên đến các tỉnh miền Bắc. Tôi thấy mỗi nghi lễ đều có nét đặc sắc riêng. Đối với lễ mừng cơm mới của người Mông Mù Cang Chải, tôi đã trải nghiệm nhưng mỗi lần trở lại Mù Cang Chải vẫn luôn muốn được tham gia bởi nghi thức, thủ tục ngắn gọn, không quá nặng nề mà lại đầy đủ ý nghĩa, đạo lý làm người, hướng về cội nguồn tổ tiên, trời đất. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, sức sống mãnh liệt, khát vọng về tương lai cũng như không khí phấn khởi, niềm vui của người lao động bản địa khi mùa màng bội thu, hạnh phúc với cuộc sống bình dị nơi non cao”. 

Những năm gần đây, lễ mừng cơm mới của người Mông ở Mù Cang Chải đã đón không ít du khách thập phương đến trải nghiệm. Đặc biệt, năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Để lễ mừng cơm mới tiếp tục phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo điểm nhấn thu hút du khách, năm 2022, huyện Mù Cang Chải cũng đã xây dựng kế hoạch ngoài việc nhân dân tự tổ chức khi đến mùa vụ thì xã La Pán Tẩn sẽ tổ chức một chương trình chung vào giữa tháng 9 với các hoạt động về chuẩn bị lễ vật, làm cỗ và nghi thức cúng lễ mừng cơm mới của người Mông tại đồi Mâm Xôi xã La Pán Tẩn để du khách được trải nghiệm. 

Ngoài các lễ hội, phong tục đã được nhiều du khách biết đến thì trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn có một số điểm thiêng, được nhân dân trong vùng thờ cúng và gìn giữ bảo vệ. Điển hình như hòn đá thiêng nằm trong quần thể ruộng bậc thang ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, mỗi năm thu hút hàng trăm người không chỉ trong huyện Mù Cang Chải mà cả một số nơi lân cận như: Mường La (Sơn La), Than Uyên (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai)... đến tham quan gửi gắm niềm tin. Theo chia sẻ của cụ Lý Sú Rùa - người cao tuổi còn minh mẫn, hiểu rõ phong tục, tín ngưỡng của người dân ở bản La Pán Tẩn thì tín ngưỡng thờ thần đá thiêng không biết có từ bao giờ về, chỉ biết từ thời ông bà, bố mẹ đã thấy thờ thần đá. 

Anh Lý A Chinh - một du khách đến từ huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết: "Đoàn chúng tôi có 6 người sang đây vừa đi tham quan trải nghiệm ruộng bậc thang, xem dù lượn, học hỏi cách đón, tiếp khách làm du lịch cộng đồng và cũng tham quan đá thiêng cầu sức khoẻ cho gia đình...”.

Để văn hóa tín ngưỡng góp phần vào phát triển du lịch của địa phương, thời gian tới, cùng với tiếp tục khai thác các lễ hội, phong tục truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện thì cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng để nhân dân tổ chức các hoạt động tín ngưỡng đảm bảo hài hòa giữa ý nghĩa tâm linh và bản sắc văn hóa, đặc biệt là giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường để các hoạt động góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch ở Mù Cang Chải. 
Châu Á

Tags Mù Cang Chải quản lý du lịch tâm linh kinh tế mũi nhọn lễ mừng cơm mới lễ trù su lễ tạ ơn văn hóa tín ngưỡng

Các tin khác

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Thành phố Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tưng bừng các hoạt động văn hoá văn nghệ khắp địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phầndần hình thành nên nét văn hóa đặc trưng riêng có của thành phố tỉnh lỵ.

Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục