Xã Mai Sơn (Lục Yên) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 10:59:04 AM

YênBái - Vừa qua, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố.

Thừa ủy quyền, đồng chí Nông Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố cho xã Mai Sơn.
Thừa ủy quyền, đồng chí Nông Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố cho xã Mai Sơn.

Di tích Đình và miếu Bản Phố nằm trên gò đất bằng phẳng, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và đồi thấp thuộc thôn Sơn Tây xã Mai Sơn.

Đình Bản Phố có lịch sử hình thành từ cuối thế kỷ XVIII trên cơ sở một miếu nhỏ phát triển lên. Vùng đất Mai Sơn là nơi quần cư của người dân tộc Tày. Người Tày tin rằng các cánh rừng, mảnh nương, dòng sông, con suối đều do các thần linh ngự trị nên việc mưa thuận gió hòa hay thiên tai, bão lũ, được mùa hay mất mùa đều do thần linh định đoạt. Chính vì thế, cùng với quá trình khai mở vùng đất, họ tạo dựng cho mình một thiết chế tín ngưỡng gọi là miếu thờ Thành Hoàng làng. Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, một nhóm người Kinh thuộc dòng họ Hoàng Tinh từ Nam Đàn, Nghệ An di cư đến sinh sống tại vùng đất này, họ nhanh chóng thích ứng với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng với người dân bản địa. 

Miếu Bản Phố nằm cách đình khoảng 150m về hướng Nam, xưa kia chỉ là một vùng đất hoang vu, cụ tổ Hoàng Tinh Lượng là một vị quan triều Nguyễn được triều đình giao cho 12.000 quân trấn ải một khu vực rộng lớn từ Lào Cai, Hà Giang đến Lục Yên, Văn Yên. Khu vực ông ở là xã Mai Sơn ngày nay tạo nên một khu vực đông đúc dân cư nên gọi là Bản Phố. 

Vào thời Tây Sơn, nhân dân các dân tộc trong xã cùng các địa phương dọc vùng sông Chảy đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh dưới sự chỉ huy của vị tù trưởng họ Hoàng. Trong một trận đánh, vị tù trưởng cùng nhiều quân lính đã hy sinh. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã tôn ông thành một vị thần và xây dựng miếu để thờ cúng. Miếu Bản Phố được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.

Trải qua thời gian, các thiết chế xưa đã bị hư hỏng, sau này được nhân dân và dòng họ Hoàng Tinh xây dựng, tôn tạo lại như hiện nay, trong đó đình Bản Phố có diện tích khoảng 12m2, miếu Bản Phố có diện tích 8m2.

Ngày 19/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 2442/QĐ-UBND cấp bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Đình và miếu Bản Phố, xã Mai Sơn.

Việc di tích Đình và miếu Bản Phố được UBND tỉnh Yên Bái xếp hạng là di tích cấp tỉnh không chỉ là sự tôn vinh khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích mà còn là sự ghi nhận công lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mai Sơn, của dòng họ Hoàng Tinh, qua đó tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di tích.

Văn Tuấn

Tags Mai Sơn Lục Yên đất Ngọc nông thôn mới

Các tin khác
Màn đại Dậm thuông với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân, diễn viên xã Thượng Bằng La

Trong những năm qua, huyện Văn Chấn đã quan tâm chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của 188 di sản văn hóa, chủ yếu là di sản văn hoá phi vật thể của các tộc người thiểu số, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch và nâng cao đời sống cho người dân.

Vòng chung kết dự kiến chọn 300 thí sinh tham gia tranh tài tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Cuộc thi Festival Guitar Talent toàn quốc năm 2024 nhằm tìm kiếm tài năng guitar từ 7 tuổi trở lên trên toàn quốc.

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Quang Nhạn và nghệ nhân Mai Thị Hồng Chắn hướng dẫn các thành viên Câu lạc bộ Khắp Cọoi Trường Tiểu học và Trung hoc cơ sở xã Mường Lai cách hát Khắp

Mường Lai là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng của miền đất Ngọc Lục Yên. Đây là nơi thành lập căn cứ kháng Nhật và ra đời Đội du kích Cổ Văn. Không chỉ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mảnh đất Mường Lai còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Tày, là cái nôi của hát khắp, hát coọi.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" diễn ra sáng 12/5 tại Quảng Ninh, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục