Tục làm vía của người Mông

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2011 | 9:56:34 AM

YBĐT - Không chỉ có người Mông mà cả người Kinh và nhiều dân tộc khác trước đây cùng có quan niệm là ai đi ra khỏi nhà mà bỗng dưng bị chim bay trên trời ỉa xuống đầu, vai hoặc có vết đỏ như máu bám vào quần áo mà không rõ nguyên nhân thì đó là điềm gở.

Một cháu bé người Mông mặc chiếc áo có hình bùa chú sau khi đã làm lễ cúng vía.
Một cháu bé người Mông mặc chiếc áo có hình bùa chú sau khi đã làm lễ cúng vía.

Hiện tượng như dính máu vào quần áo được người Kinh gọi là bị “ma bắn”. Sau đó, không may người bị “ma bắn” bỗng lên mụn nhọt lâu ngày không khỏi sẽ khiến người ta càng tin vào việc phát tác độc tố do “ma bắn”. Những người gặp phải điềm gở mà đủ 12 tuổi trở lên là tuổi đã đứng vào quy luật cung số vận hạn thì người Kinh thường đón thầy cúng đến nhà làm lễ dâng sao giải hạn. Người Mông thì không phân biệt tuổi tác lớn nhỏ và có cách làm khác hơn đôi chút, đó là mời thầy cúng đến cúng trừ tà ma, yểm bùa giữ vía cho người gặp điềm gở.

Theo quan niệm của họ, nếu ai gặp điềm gở như vậy là do đã bị ma bắt mất vía. Ma đã bắt mất vía thì người sẽ sinh ra ốm quặt quẹo dần dần mà chết. Vì thế, gia chủ bắt buộc phải làm lễ cúng vía cho người bị tà ma làm hại. Trước khi làm lễ cúng vía, người nhà phải đi “ăn xin” bà con họ hàng, làng bản gạo rượu, tiền xu… để làm lễ.

Người được xin tuỳ theo khả năng của mình sẽ cho gạo, rượu, gà, tiền và chúc phúc cho người đi ăn xin sẽ làm lễ thành công để người nhà tai qua nạn khỏi. Lễ vật cúng vía cũng không tốn kém lắm bởi chỉ cần có 2 mâm xôi, thịt gà, rượu, giấy vàng mã, tiền xu, hai miếng vải nhỏ màu trắng và một chiếc áo người bị ma bắt vía thường mặc để thầy mo cúng ma nhà, ma rừng xin không bắt vía người để người được khoẻ mạnh.

 Cúng xong, thầy mo lấy miếng vải trắng đã chuẩn bị trên mâm cúng rồi dùng ấn tín trừ tà của mình chiện lên miếng vải trắng khâu thành hình chữ thập vào lưng áo trên mâm cúng. Khâu xong thì đính ba đồng tiền lên hình chữ thập. Ý nghĩa của hình bùa chú này là giữ được vía của người ở lại. Khi mặc chiếc áo này,  quỷ nhìn thấy ấn tín của pháp sư và sức mạnh của kim khí thì sẽ rời xa mà không dám làm hại con người.

Nghi lễ này không tốn kém nhiều về thời gian, tiền của và nó cũng không quá sa đà vào chuyện mê tín dị đoan. Thực chất đây chỉ là một liệu pháp tinh thần nhằm hạn chế sự hoang mang dao động trong tâm lí con người khi gặp những chuyện bất thường mà thôi. Người Mông bây giờ ốm đau vẫn duy trì tục cúng ma nhưng phần lớn đã đến các cơ sở để khám chữa bệnh. Vì thế, có thể coi đây chỉ là một nghi lễ dân gian bình thường trong đời sống văn hoá tâm linh của người Mông.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.

Tại chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chính thức phát động cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Thành phố Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tưng bừng các hoạt động văn hoá văn nghệ khắp địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phầndần hình thành nên nét văn hóa đặc trưng riêng có của thành phố tỉnh lỵ.

Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục