41 thí sinh phía Nam lọt vào chung kết Hoa hậu dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2011 | 2:08:25 PM

Qua các phần thi vòng sơ khảo, từ 69 thí sinh tham dự, ban giám khảo đã chọn được 41 người đẹp nhất đại diện khu vực miền Trung Tây Nguyên và miền Nam tham dự vòng chung kết toàn quốc Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011.

Các người đẹp dân tộc ít người tự tin khoe sắc cùng thiếu nữ Kinh
Các người đẹp dân tộc ít người tự tin khoe sắc cùng thiếu nữ Kinh

Mở  đầu bằng điệu múa “Đêm đại ngàn” đã đoạt giải nhất liên hoan múa TP.HCM do Vũ đoàn Mai Trắng biểu diễn,  với hình ảnh những ngọn lửa trong đêm hội giữa núi rừng Tây Nguyên, những chiếc chiêng, không gian của đêm bán kết khu vực phía Nam của cuộc thi “Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ II-2011” đã thực sự sôi động và đầy men say. Và trong tiếng cồng tiếng chiêng trầm hùng, bập bùng… các thí sinh đã thể hiện  các phần thi của mình…

Đậm sắc màu văn hoá truyền thống

Với sự hội tụ của 69 thí sinh đến từ 16 dân tộc, phần thi trang phục truyền thống dân tộc đã là cuộc trình diễn của những sắc màu văn hoá dân tộc Việt Nam. Tất cả các thí sinh đều chọn những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của dân tộc mình để tham gia trình diễn.

Đặc biệt, rất nhiều những vật dụng trong cuộc sống thường ngày đã “hiện diện” cùng các thí sinh, nâng bước cho các em trên sân khấu của thành phố Hồ Chí Minh và cũng giúp giới thiệu về những nét độc đáo trong văn hoá của mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Đó là chiếc đèn lồng của thí sinh dân tộc Hoa, chiếc nón lá của thí sinh dân tộc Kinh, trái bầu khô và những chiếc gùi của thí sinh dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Giẻ Triêng, chiếc bình gốm của dân tộc Chăm, chiếc đàn tính và bộ xà tích của dân tộc Tày…

Các thí sinh Ê Đê góp mặt khá đông trong cuộc thi lần này. Trong bộ váy áo chàm  với những hoa văn thổ cẩm ở gấu váy, thể hiện nét hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, nhưng mỗi thí sinh cũng vẫn có những nét duyên dáng riêng đầy khác biệt.

Trong số 3 thí sinh dân tộc K’Ho, thí sinh SBD 26, Kră Jăn Loen đến từ tỉnh Lâm Đồng, hiện là sinh viên Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist thật sự gây ấn tượng cho người xem bởi chất núi rừng rất “đậm đà” của mình. Mắt to đen láy, tóc xoăn tự nhiên, da đen đúng màu của nắng gió cao nguyên, thân hình rắn chắc, cô bé mồ côi 2 tuổi đã phải cùng chị vào sống ở làng SOS của thành phố Đà Lạt này toát lên một vẻ cứng cỏi và bản lĩnh, nhưng lại cũng không mất đi chất dịu dàng và “con gái” của mình.

Với các thí sinh dân tộc Chăm, thì SBD 30 Quản Lưu Huyền My, đến từ tỉnh Ninh Thuận đã chọn chiếc bình rất đặc trưng của dân tộc Chăm và bộ trang phục Chăm màu vàng để thể hiện bản sắc văn hoá của mình. Cũng là chiếc bình Chăm, nhưng với thí sinh Bá Thị Thuý, SBD 56,  lại là chiếc bình kín nước đội đầu. Cô cũng đã trình diễn rất duyên dáng  điệu múa của các cô gái Chăm. 

Với những thí sinh khác, nếu Ka Phúc, dân tộc Mạ, SBD 48 duyên dáng với động tác hái rau trên nương, gợi nhớ tới những con đường núi buổi sớm, khi sương còn buông, những người con gái dân tộc Mạ duyên dáng trong bộ trang phục dân tộc Mạ và chiếc gùi quen thuộc đã lên đường ra rẫy; thì thí sinh Đào Thị Như Ý, SBD 64, dân tộc Khmer với bộ trang phục ngày lễ của người Khmer với hai màu đỏ vàng rực rỡ. Hiện là  học viên múa Cung văn hóa Lao Động TP. HCM, nên cô đã thể hiện ngay một điệu múa Khmer duyên dáng trên sân khấu, nhận được rất nhiều trang vỗ tay của khán giả…

Ảnh minh họa

Áo dài vẫn là trang phục phổ biến đối với thí sinh dân tộc Kinh


Thí sinh dân tộc Kinh: Đa sắc chiếc áo dài truyền thống

Với các thí sinh dân tộc Kinh, chiếc áo dài vẫn là trang phục tất cả các em chọn, nhưng mỗi chiếc áo dài lại in dấu ấn của từng em. Thí sinh Võ Thị Kiều Anh SBD 01 và Châu Diệu Minh - SBD 28 với chiếc áo dài trắng giản dị.

Thí sinh SBD 06 Mai Thị Mai Dung chọn áo cách điệu kiểu áo tứ thân với chiếc nón quai thao và hình ảnh đặc trưng là hoa sen trên thân áo cũng như trên vành nón. Thí sinh Đặng Thị Thùy Dung, SBD 07 cũng chọn tà áo dài trắng nhưng cách điệu với tà sau tha thướt như chiếc đuôi công tạo sự duyên dáng cho từng bước đi và nâng bước cho thí sinh. 

Người đẹp Trần Thị Thuỳ Dương, SBD 08, hiện là sinh viên năm thứ II-  Ngành Quản trị Kinh doanh, trường  Cao Đẳng SunWay (Malaixia) đã chọn chiếc áo dài đỏ và chiếc quạt, cô rất duyên dáng với khuôn mặt nhỏ nhắn đã từng giúp cô đoạt giải nhất Người đẹp Hoa Anh Đào 2009, Á khôi 1 và giải Người đẹp ảnh cuộc thi “Miss SVAM Malaixia 2011”.

Phạm Thị Kim Duyên, SBD 10 thật lộng lẫy trên sân khấu với chiếc áo thêu rồng phượng tạo sự sang trọng của một nữ hoàng trên sân khấu. Hiện là người mẫu, thí sinh Vũ Thị Hằng- Giải Siêu mẫu thân thiện, Siêu mẫu Việt Nam 2011 (SBD 13) đã chọn  chiếc áo dài vẽ hoa sen mềm mại và chiếc quần vàng tạo nét mềm mại và thanh thoát. Hoa sen cũng là hoạ tiết chính trong trang phục của thí sinh Cao Thị Thanh Hương (SBD 20).

Ngoài chiếc nón lá được rất nhiều thí sinh lựa chọn làm đạo cụ trình diễn, những chiếc mấn cũng được sử dụng nhiều, tạo nên vẻ độc đáo riêng cho thí sinh. Thí sinh  Nguyễn Thị Ngọc Ngà- SBD 34 chọn chiếc mấn đỏ vàng, thí sinh Bùi Lê Kim Ngọc, SBD 36 lại chọn chiếc mấn vàng đính kim tuyến như màu chiếc áo dài mặc. Bùi Lê Kim Ngọc là một gương mặt rất quen thuộc với màn ảnh nhỏ. Cô hiện là diễn viên, gương mặt ăn ảnh nhất cuộc thi  “Người đẹp Tây Đô 2007”.

Với thí sinh  Phạm Thị Minh Nguyệt, SBD 38, là chiếc khăn vấn màu  xanh “tiệp” với bộ áo dài, và cũng lại chọn sen làm hoạ tiết của cô. Chính vì vậy, dù rất nhiều tà áo dài xuất hiện trên sân khấu trong phần trình diễn trang phục (gần 40 bộ áo dài), nhưng lại vẫn luôn làm khán giả hứng thú theo dõi. 

Trong phần thi trang phục áo tắm, dẫu rất nhiều những thí sinh chưa từng đi giày cao quá 5 phân, nhiều thí sinh chưa từng bao giờ “mặc áo tắm ở chỗ đông người như vậy”, thế nhưng, qua 2 ngày tập luyện với sự vào cuộc đầy nỗ lực của BTC, cũng như sự hướng dẫn của chính những thành viên BGK, những người “đi trước” như Á hậu II Hoa hậu Quý bà Việt Nam 2009 Đàm Thị Lý và HHTGNV Lưu Thị Diễm Hương, các thí sinh đều đã trình diễn thành công phần thi trang phục áo tắm- một phần thi rất mới của cuộc thi năm nay.

Kết thúc đêm bán kết, 14/11, BTC đã chọn ra 41 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi, diễn ra vào tháng 12 tại TP.HCM.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" diễn ra sáng 12/5 tại Quảng Ninh, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.

Tại Đại khán phòng của Nhạc viện Tchaikovsky (Nga) mới đây đã diễn ra buổi hoà nhạc "Câu chuyện Moscow".

NSND Tường Vi (ngoài cùng, bên phải) và các em nhỏ đón đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Trung tâm Nghệ thuật tình thương (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ca sĩ Ngọc Anh 3A - con dâu cũ của Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tường Vi - cho biết, bà mất lúc 14h ngày 11/5 tại Đà Nẵng, hưởng thọ 86 tuổi.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Sỹ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Trưởng ban Lý luận phê bình, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống trao Quyết định bảo trợ Cuộc thi Ảnh nghệ thuật tỉnh Yên Bái năm 2024

Nhằm quảng bá vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh quan, con người, những nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế, sáng 11/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật năm 2024 với chủ đề "Ảnh đẹp du lịch Yên Bái".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục