Quảng Ngãi thấy 65 mộ táng niên đại hơn 3.000 năm

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/7/2012 | 7:42:13 AM

Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, qua hai năm tiến hành khai quật khảo cổ trên diện tích 4.000m2 tại thung lũng sông Tang nằm trong lòng hồ chứa nước Nước Trong thuộc huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 65 mộ táng và nhiều đồ trang sức có giá trị.

Mộ táng vừa được tìm thấy ở thung lũng sông Tang thuộc địa phận thôn Tre, xã Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi.
Mộ táng vừa được tìm thấy ở thung lũng sông Tang thuộc địa phận thôn Tre, xã Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi.

Trong số các ngôi mộ này có nhiều mộ chum được trang trí rất đẹp, tinh tế, đạt trình độ thẩm mỹ cao và có hình dáng khác lạ, chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào khác.

Qua phân tích, giám định, các hiện vật có niên đại cách nay hơn 3.000 năm thuộc nền văn hóa tiền Sa Huỳnh và đây là lần đầu tiên các hiện vật được phát hiện ở khu vực miền núi Quảng Ngãi.

Đặc biệt, trong đợt khai quật khảo cổ tại vùng thung lũng này, đoàn khảo cổ còn phát hiện nhiều khu mộ táng và nơi cư trú liền kề, tỷ lệ mộ chum nhiều hơn, các kiểu dáng cũng khác hơn so với đợt khai quật trước, cùng nhiều công cụ như rìu tứ giác, rìu vai dùng trong sinh hoạt của người tiền sử.

Hiện nay các nhà khảo cổ học tiếp tục mở rộng diện tích khai quật và khẩn trương đưa các hiện vật lên khỏi lòng hồ trước tháng 8/2012 theo kế hoạch.

Trước đó, được sự cho phép của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, từ đầu năm 2011, Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi phối hợp với Viện Khảo cổ tiến hành khai quật ở thung lũng sông Tang thuộc xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị của cư dân thời tiền sử, gồm gần 20 mộ nồi, mộ vò và mộ chum có niên đại cách nay khoảng 2.000-4.000 năm; các công cụ bằng đá, đồ sắt, đồ trang sức của văn hóa Sa Huỳnh; nồi bát bồng, bình, vò, chum… có niên đại hơn 2.000 năm.

Theo tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi, kết quả khai quật cho thấy dòng chảy văn hóa hậu kỳ đá mới từ Tây Nguyên qua dải Trường Sơn tiến về đồng bằng duyên hải, đảo để phát triển rực rỡ lên thời đại kim khí của giai đoạn tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh.

Sau khi được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng ý cho mở rộng thêm diện tích khai quật tại thôn Tre 1, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà lên 2.000m2 và được hỗ trợ kinh phí để tổ chức khai quật, chỉnh lý nghiên cứu, phục dựng các hiện vật, trong tháng 6 và tháng 7/2011, các nhà khảo cổ đã phát hiện 47 mộ táng và nhiều đồ trang sức có giá trị.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục