Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc đối phó với cơn bão số 3 (bão Kalmaegi)

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/9/2014 | 8:20:08 PM

YBĐT - Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (bão Kalmaegi), Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái có Công điện yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Nội dung cụ thể như sau:

>>> Hội nghị giao ban trực tuyến về ứng phó với bão số 3

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 04 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ vĩ Bắc; 118,9 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 760 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30 km và còn có khả năng mạnh thêm.

Đến 4 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ và còn diễn biến phức tạp.

Để chủ động đối phó với diễn biến của bão và hoàn lưu sau bão có thể gây mưa lớn, ngập úng, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá; Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các cơ quan thành viên Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

1.Theo dõi chặt chẽ, thông báo kịp thời tình hình cơn bão số 3 (tên Quốc tế là Kalmaegi) để nhân dân biết, chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn. Chỉ đạo nhân dân khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Tổ chức chặt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ.

2.Rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản; công trình đang gặp sự cố. Chủ động triển khai ngay việc di dời những hộ dân ra hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm theo phương án đã duyệt; đặc biệt các khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ qUét (Văn Chẩn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, thị xã Nghĩa Lộ); những nơi có nguy cơ sạt lở đất, đá, taluy (thành phổ Yên Bải, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên). Thực hiện kế hoạch phòng, chống lụt, bão đã xây dựng và chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” đề phòng mưa lũ gây chia cắt.

3.Kiểm tra ngay hệ thống an toàn hồ đập; thực hiện nghiêm các quy trình vận hành; đặc biệt là các hồ đã đầy nước và những công trình có nguy cơ bị sự cố phải khẩn trương thực hiện các'biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

4.Bố trí lực lượng trực, gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn. Nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông, suối khi đang có lũ; đặc biệt trong các ngày mưa, bão tuyên truyền cho nhân dân không ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.

5.Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên đài phát thanh, truyền hình về các nguy cơ do mưa, bão gây ra. Tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến cơn bão số 3 để người dân nắm được tình hình và chủ động các biện pháp phòng tránh.

6.Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng, kịp thòi ứng cứu khi có yêu cầu.

7.Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. 

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục