Quy định mức chi kiểm định chất lượng giáo dục

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/10/2014 | 8:31:12 AM

Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, mức chi cho hoạt động tự đánh giá, việc thuê chuyên gia tư vấn (trong nước và ngoài nước) triển khai công tác tự đánh giá thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp với khả năng kinh phí của cơ sở giáo dục và tuân theo các quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước.

Hoạt động điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hoá minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan mức chi được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

Đối với mức chi cho hoạt động đánh giá ngoài, chi phí phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng ngủ cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài được thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Công tác nghiên cứu hồ sơ đánh giá của từng thành viên và viết báo cáo sơ bộ tối đa không quá 600.000 đồng/người/cơ sở giáo dục (không quá 7 người).

Chi phục vụ công tác làm việc tập trung nghiên cứu hồ sơ đánh giá của từng thành viên (tối đa không quá 4 ngày và không quá 7 người) và chi khảo sát tại cơ sở giáo dục (tối đa không quá 5 ngày và không quá 7 người) từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày; Chi viết báo cáo đánh giá ngoài, mức chi khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 1 triệu đồng/báo cáo; Chi in và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục: 300.000 đồng/giấy chứng nhận.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2014.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục