Đẩy mạnh công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2014 | 8:19:54 AM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Công văn số 3930/LĐTBXH-TCDN, ngày 21/10/2014 về việc thực hiện công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Dạy nghề cho người khuyết tật ở Đà Nẵng.
Dạy nghề cho người khuyết tật ở Đà Nẵng.

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức phù hợp về Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, các chính sách, chế độ về dạy nghề, học nghề; chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật; tình hình tổ chức thực hiện và kết quả, hiệu quả của công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật; biểu dương các điển hình trong khắc phục khó khăn, tự tin vươn lên, học nghề, tạo việc làm, hòa nhập cộng đồng và tự khẳng định mình của người khuyết tật; tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khuyết tật có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, thống kê số lượng và tình trạng dạng tật; nhu cầu học nghề và việc làm của người khuyết tật; nhu cầu tuyển dụng lao động, các vị trí việc làm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của người khuyết tật trong các cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Trong đó, phải dành khoảng 20% kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được giao hàng năm để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Phấn đấu đạt được chỉ tiêu 10% trong số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương, tổ chức nhân rộng mô hình có hiệu quả. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề phù hợp với thời gian địa điểm, tiến độ đào tạo đối với người khuyết tật. Việc tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật được thực hiện linh hoạt về phương pháp tổ chức và số lượng giáo viên, phù hợp với nghề đào tạo, phù hợp với điều kiện, sức khỏe và nhu cầu của người khuyết tật.

Đồng thời chỉ đạo việc ưu tiên cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người khuyết tật và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật để tổ chức tạo việc làm cho người khuyết tật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc dạy nghề và tạo việc làm đối với người khuyết tật; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục