Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/10/2014 | 3:14:26 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu chung là củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ Trung ương đến địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đặc biệt là nâng cao năng lực của lực lượng chuyên ngành để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Xây dựng lực lượng chữa cháy mạnh

Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời, chính xác điểm cháy rừng thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám; tăng cường, củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành từ trung ương đến địa phương;

Đồng thời, tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, ưu tiên xây dựng lực lượng chữa cháy rừng đủ mạnh để ứng phó với thảm họa cháy rừng cấp quốc gia.

Nâng cấp hệ thống phát hiện sớm lửa rừng

Theo đó, Đề án sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng tại Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) và kết nối thành hệ thống đến từng địa phương, nâng cấp hệ thống phát hiện sớm lửa rừng, bao gồm xác định điểm cháy trên diện rộng (bằng ảnh viễn thám) đặt tại Cục Kiểm lâm và tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao (bằng hệ thống quan sát quang học);

Cùng với đó  là củng cố, kiện toàn tổ chức cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành của Kiểm lâm; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật; cán bộ phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của chính quyền các cấp, các ngành có liên quan; xây dựng mô hình quản lý lửa rừng thống nhất và hiệu quả... 

Theo số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng 10 khoảng 62 ha, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2013, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41 ha (Bình Định 25 ha; Hà Tĩnh 7 ha; Quảng Bình 3 ha); diện tích rừng bị chặt phá là 21 ha.

Tính chung 10 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 3.775 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy là 3.103 ha; diện tích rừng bị chặt phá là 672 ha.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục