Thủ tướng phân công soạn thảo 43 văn bản quy định chi tiết thi hành 15 luật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/1/2015 | 1:52:58 PM

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII và Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Danh mục, tổng cộng có 40 Nghị định của Chính phủ và 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ được ban hành để quy định chi tiết thi hành 15 luật có hiệu lực thi hành trong năm 2015, năm 2016, bao gồm: Luật hộ tịch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật nhà ở; Luật kinh doanh bất động sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật đầu tư; Luật doanh nghiệp; Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Luật căn cước công dân; Luật công an nhân dân; Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

Trong đó, có nhiều Nghị định đáng chú ý sẽ được xây dựng, ban hành như: Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định về công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; Nghị định quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản; Nghị định về an ninh hàng không dân dụng; Nghị định quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật liên quan đến một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ...

Theo quy định, Bộ trưởng các Bộ chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên, tập trung bố trí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục