Công trình giao thông cấp I được bảo hành 4 năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/8/2015 | 7:59:27 AM

Bộ Giao thông vận tải vừa ra Quyết định 2920/QĐ-BGTVT quy định về nâng cao trách nhiệm bảo hành đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quyết định này áp dụng đối với các chủ đầu tư, nhà đầu tư, Tổng công ty được giao làm chủ đầu tư, ban Quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng công trình và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư.

Thời gian bảo hành công trình được tính kể từ khi các bên ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.

Thời gian bảo hành và mức tiền bảo hành công trình phải tuân theo quy định sau: công trình cấp đặc biệt và cấp I có thời gian bảo hành là 48 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 3% giá trị hợp đồng. Công trình cấp II thời gian bảo hành là 42 tháng, mức tiền bảo đảm bảo hành là 5% giá trị hợp đồng. Công trình các cấp còn lại thời gian bảo hành là 24 tháng, mức tiền bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.

Trong thời gian bảo hành công trình, nhà thầu thi công có trách nhiệm khẩn trương sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu gây ra trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, ban Quản lý dự án và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành. Trong khoảng thời gian này, nếu nhà thầu không tiến hành bảo hành, hoặc chậm trễ trong việc thực hiện, chủ đầu tư, ban Quản lý dự án có quyền sử dụng tiền bảo đảm bảo hành để ký hợp đồng với các đơn vị khác thực hiện sửa chữa, khắc phục.

Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, nếu công trình xảy ra hư hỏng, khiếm khuyết về chất lượng do lỗi của mình gây ra, nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, các nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, nhà thầu thi công xây dựng có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc các hư hỏng, khiếm khuyết do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục