Thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2007 | 12:00:00 AM

Đó là một trong những quy định của "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu" vừa được Bộ Y tế ban hành.

Trước khi đến tay người tiêu dùng, thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra. (Ảnh minh họa)
Trước khi đến tay người tiêu dùng, thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Theo quy chế, mọi tổ chức và cá nhân nhập khẩu thực phẩm (gọi là chủ hàng) phải đăng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Có 4 phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (TPNK):

Một là kiểm tra chặt (lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại các điểm nghi ngờ để kiểm nghiệm, đánh giá). 

Hai là kiểm tra thông thường (lấy mẫu ngẫu nhiên).

Ba là kiểm tra giảm nhẹ (chỉ lấy mẫu đại diện) với những TPNK cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng ổn định qua ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp hoặc được Bộ Y tế xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm nhẹ;

Bốn là chỉ kiểm tra hồ sơ (miễn kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu) đối với TPNK đã được tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng VSATTP xác nhận đạt yêu cầu về ATTP hay TPNK đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng tại Việt Nam, các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ, đã kiểm tra 5 lần trước đó đạt yêu cầu nhập khẩu.

Cũng theo quy chế, các cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra trong vòng 1 ngày làm việc và theo dõi để thực hiện việc kiểm tra nhà nước trong phạm vi được chỉ định.

Đối với phương thức kiểm tra chặt, không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra, đối với các phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ thì không quá 2 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra phải có thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng nhập khẩu, đồng thời báo cáo về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế).

(Theo VTC)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục